Sự lột xác của cua

Cua lột xác qua 4 giai đoạn chính như sau:

cuabien

Giai đoạn A: xảy ra ngay sau lột xác và cua không ăn, chia thành hai giai đoạn phụ A1 và A2.

+A1: vỏ quá mềm nên con vật không thể tự đứng trên những chân, khối lượng cơ thể đang gia tăng vì nước được hấp thu vào cơ thể.

+ A2: sự khoáng vỏ bắt đầu và con vật có thể đứng nhưng vỏ vẫn còn mềm. Khối lượng đã ổn định. Hàm lượng nước trong cơ thể là 86%.

Giai đoạn B: là giai đoạn chính của sự khoáng hóa vỏ mới cua vẫn chưa ăn, chia thành hai giai đoạn phụ là B1 và B2.

+ B1: sự tiết lớp vỏ trong đã bắt đầu, các đốt đùi và đốt bàn có thể uốn cong mà không bị gãy. Hàm lượng nước 85%.

+ B2: sự tiết lớp vỏ trong tiếp tục, các đốt đùi trước, đốt bàn sẽ bị nức khi bị uốn cong. Hàm lượng nước 83%.

Giai đoạn C: vỏ cua đã cứng nhưng sự canxi hóa vỏ vẫn tiếp tục ở những giai đoạn đầu của giai đoạn C, cua bắt đầu ăn tiếp tục trở lại và được chia thành bốn giai đoạn phụ là C1, C2, C3, C4.

+ C1: thời kì chính của sự sinh trưởng các mô, các mặt phía trong của chân còn đàn hồi khi bị nén. Hàm lượng nước chiếm 80%.

+ C2: sự phát triển các mô đang được tiếp tục, vỏ chân vẫn còn đàn hồi khi bị nén nhẹ nhưng sẽ bị nứt khi bị nén quá mạnh. Hàm lượng nước chiếm 76%.

+ C3: vỏ đã cứng nhưng sự canxi hóa vẫn chưa hoàn tất phần bên và phần trước mai. Hàm lượng nước chiếm 68%.

+ C4: (intermoult): sự canxi hóa đã hoàn tất và lớp màng đã được tiết ngay dưới vùng đã được canxi hóa. Các vật chất dự trữ trong quá trình trao đổi chất đang được tích lũy. Sự tăng trưởng mô đã hoàn tất. Hàm lượng nước 60%. Có thể là giai đoạn ngừng lột xác vĩnh viễn (là giai đoạn kết thúc sinh trưởng của một loài nào đó).

Giai đoạn D: là quá trình chuẩn bị cho sự lột xác tiếp theo, sự tái hấp thu canxi xảy ra và các lớp ngoài của vỏ mới đang được tiết ra, và được chia thành bốn giai đoạn phụ là D1, D2, D3, D4.

+ D1: dấu hiệu đầu tiên của việc báo hiệu lột xác đó là sự xuất hiện của gai mới trong gốc của những gai cũ. Lớp vỏ ngoài được tiết bởi những tế bào biểu bì dưới vỏ.

+ D2: là lớp vỏ giữa (lớp sắc tố được tiết).

+ D3: sự tái hấp thu canxi xảy ra đều khắp từ vỏ cũ và điều này gây ra sự nứt ở một số nơi, sự nứt này tạo khe cửa vỡ cho giáp xác lột xác.

+ D4: sự tái hấp thu canxi dọc theo các đường nứt đã hoàn tất, kết quả là tạo khe cửa vỏ nhờ đó con vật có thể thoát ra ngoài, sự hấp thu nước bắt đầu.

Giai đoạn E: giai đoạn cua đã thoát ra khỏi vỏ cũ và hấp thu nước nhanh chóng, gồm bốn giai đoạn phụ là:

-         Giai đoạn tiền lột xác từ D1 – D4.

-         Giai đoạn hậu lột xác từ A1 – C3.

-         Giai đoạn gian lột xác là C4.

-         Giai đoạn lột xác là E.

Duy Nhứt (Sưu tầm)
Đăng ngày 21/07/2012
Kỹ thuật

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 11:03 26/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 10:29 23/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 21:04 10/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 21:04 10/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 21:04 10/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 21:04 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 21:04 10/01/2025
Some text some message..