Sự thật nuôi cá trong “vèo”, lãi hơn 300 triệu đồng/năm

Sau lần tham quan mô hình nuôi cá ở tỉnh Đồng Tháp, ông Mai Văn Kiệp quyết định bỏ trồng lúa để đào ao nuôi cá trên diện tích 2.000m2. Từ đây gia đình ông không những thoát nghèo bền vững mà còn nuôi 2 con học đại học.

Mô hình nuôi cá trong vèo
Mô hình nuôi cá trong vèo. Ảnh: traicagiong.com

Mạnh dạn chuyển đổi mô hình

Ông Mai Văn Kiệp (SN 1954) là người tiên phong nuôi cá trong diều lưới (vèo), nhà ở ấp 5, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh. 

Ông Kiệp kể: “Ngày xưa vùng này nghèo lắm, người dân chỉ biết trồng lúa, bắt cá dưới sông, rạch đem bán kiếm tiền đắp đổi qua ngày. Lúc lập gia đình, vợ chồng tôi chỉ có 1 công (1.000m2) đất trồng lúa, không có nhà nên phải ở đậu nhà mẹ vợ. Đầu năm 2000, anh vợ ở huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An) lên thăm kể chuyện vừa trúng đậm vụ cá trê, lời mấy chục triệu đồng, số tiền này thời đó lớn lắm. Sau khi nghe anh vợ kể, vợ chồng tôi quyết định dùng 1.000m2 đất trồng lúa của mình rồi mượn thêm ít tiền của mẹ vợ để bù vào đổi miếng đất ruộng diện tích 2.277m2 ở gần nhà tính chuyện nuôi cá”.

Mô hình nuôi cá Ông Mai Văn Kiệp trở nên khá giả sau khi đào ao nuôi cá và áp dụng kỹ thuật vào chăn nuôi. Ảnh: kinhtedothi.vn

Theo ông Kiệp, để nuôi cá thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: Nguồn nước, thổ nhưỡng, kỹ thuật đào ao, thức ăn cho cá (cám công nghiệp, đầu cá mua ngoài chợ), phải biết thuốc trị bệnh cá, thời tiết, giá cả và thị trường tiêu thụ. Vụ đầu tiên nuôi cá lóc, do chưa hiểu về loại cá này nên ông Kiệp cũng gặp “trục trặc”, thả 50.000 con giống nhưng cuối cùng chỉ còn 99 con còn sống. Sau đó ông Kiệp phải nhờ kỹ sư khuyến nông hướng dẫn thuốc trị, lúc đó cá mới không chết.

Góp phần cùng chính quyền xây dựng xã nông thôn mới

Khi thấy vợ chồng ông Kiệp khá lên, nhiều hộ dân gần đó lần lượt bỏ lúa để nuôi cá. Đến năm 2013, tại xã có 13 hộ nuôi cá lóc, vào thời điểm này xã Đa Phước đang trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Do vậy, khi Hội Nông dân xã gợi ý, ông Kiệp đứng ra vận động những hộ nuôi cá vào tổ hợp tác chăn nuôi để góp phần cùng chính quyền địa phương hoàn thành tiêu chí số 13 về hình thức sản xuất trong 19 tiêu chí, đưa xã hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Một thời gian sau, khi đô thị hóa phát triển chóng mặt, đất lên giá khiến nhiều hộ lấp ao bán đất, tổ hợp tác tan rã và chỉ còn 3 hộ nuôi, dẫn đến không đủ sản lượng cá lóc cho thương lái thu mua nên ông Kiệp bỏ cá lóc chuyển sang nuôi cá tra và cá trê.

Cho cá ănĐàn cá trong ao nhà lão nông Mai Văn Kiệp. Ảnh: kinhtedothi.vn

Do diện tích mặt nước không đủ lớn, nên ông Kiệp căng lưới ngoài bờ ao, ở giữa mỗi ao ông dùng lưới khoanh lại làm 3 “vèo” (lưới được khoanh thành ô) diện tích 4m x 10m/vèo và nuôi cá trê, bên ngoài “vèo” thả cá tra nhằm tăng thêm doanh thu mà không bị gãy nguồn cung cho thương lái.

Mỗi vụ cá, ông Kiệp thả khoảng 120kg cá trê giống kích cỡ 10 - 12cm/con (khoảng 60.000 đồng/kg cá giống) vào 6 “vèo” của 2 ao. Mỗi “vèo” ông Kiệp lại ngăn đôi để sau một thời gian những con cá lớn sẽ “trụ” lại 1 ô, cá nhỏ trôi sang ô còn lại, giữa 2 kích cỡ cá không thể tranh ăn, và ông Kiệp thu hoạch bán theo từng lứa từ 1 - 1,7 tấn, theo kiểu cuốn chiếu.

Với tư duy dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, tiên phong nuôi cá thịt trong “vèo”, nuôi thêm cá tra ngoài “vèo”, mỗi năm, 2 ao cá diện tích 2.000m2 mặt nước của ông Kiệp thu hoạch từ 10 - 12 tấn cá trê, giá khoảng 17 triệu đồng/tấn; cá tra thu khoảng 14 tấn, giá bình quân 19 triệu đồng/tấn, thương lái vào mua tận ao và họ tự thuê người xúc cá, vận chuyển.

Sau khi trừ hết chi phí: Con giống, thức ăn cho cá, công nuôi…, vợ chồng ông Kiệp vẫn lời hơn 300 triệu đồng/năm, giúp gia đình ông không những thoát nghèo bền vững mà còn dư sức nuôi 2 người con học đại học.

Kinh Tế Đô Thị
Đăng ngày 04/11/2022
Tân Tiến
Nuôi trồng

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 09:51 07/10/2024

Lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạt vi sinh
• 11:13 06/10/2024

Cá đối: Loài nuôi ghép mang lại lợi ích cho ao tôm

Cá đối với tập tính là loài ăn tạp, do đó khi kết hợp nuôi trong ao tôm, chúng sẽ sử dụng triệt để chất thải của tôm, thức ăn thừa và cả tảo tàn. Điều này giúp môi trường trong ao tôm được cân bằng, đáy ao tốt, tôm sinh trưởng nhanh và hạn chế được một số dịch bệnh.

Cá đối mục
• 09:29 04/10/2024

Loài sứa nắm giữ bí quyết “trường sinh bất tử”

Thế giới tự nhiên bao giờ cũng tồn tại những bí ẩn khó lý giải, điển hình như trường hợp của một loài sứa có khả năng trường tồn gần như vĩnh hằng (dĩ nhiên là trừ khi chúng bị kẻ thù tiêu diệt).

Sứa biển
• 10:29 03/10/2024

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định môi trường, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và bảo đảm cân bằng hệ sinh thái.

Rừng ngập mặn
• 14:47 07/10/2024

Loài tảo biển mới đặc hữu của Việt Nam

Các chuyên gia của Việt Nam và Nga đã phát hiện và mô tả một loài tảo mới thuộc chi Mallomonas, phân ngành Ouradiotae (Chrysophyceae, Synurales) dựa trên các mẫu vật thu thập được từ sáu địa điểm thuộc bốn tỉnh của Việt Nam.

Mallomonas doanii sp. nov.
• 14:47 07/10/2024

Giá tôm size lớn giảm nhẹ trong thời gian vừa qua

Trong thời gian gần đây, giá tôm nguyên liệu, cụ thể là tôm size giảm nhẹ tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, khiến nhiều bà con gặp khó khăn. Đặc biệt, đối với những hộ nuôi đầu tư mạnh cho trang thiết bị, công nghệ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ.

Tôm thẻ
• 14:47 07/10/2024

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 14:47 07/10/2024

Xuất khẩu 9 tháng tăng 8,5% và tín hiệu sản phẩm chế biến

Tháng 9 gặp bão lụt lớn nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn giữ được đà tăng trưởng để kim ngạch 9 tháng đầu năm 2024 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, rõ thêm tín hiệu tốt từ sản phẩm chế biến.

Tôm thẻ
• 14:47 07/10/2024
Some text some message..