Sự thích nghi của loài cá để chống lại ký sinh nuôi dưỡng

Như chúng ta đã biết ngoài chim cúc cu còn có những loài khác cũng có tập tính ký sinh nuôi dưỡng. Sự ký sinh nuôi dưỡng này làm tổn hại nghiêm trọng đến cá chủ nuôi và con non của chúng. Vậy chúng đã làm gì để thích nghi?

Sự thích nghi của loài cá chống lại ký sinh nuôi dưỡng
Cá mèo cu gáy - loài ký sinh nuôi dưỡng xảo quyệt. Ảnh: etov.ua

Ký sinh nuôi dưỡng (Brood parasite) là động vật đánh lừa và trao con cái của động vật khác trứng của mình để chăm sóc nuôi dưỡng. Cách thức ký sinh này xuất hiện trong một số các loài côn trùng, cá, và chim. (Wikipedia). Có những con vật khác có tập tính ký sinh nuôi dưỡng bên cạnh con chim cu như cá mèo cu gáy (Synodontis multipunctatus) một loài cá da trơn Châu Phi có tên khác là cá mèo cuckoo. 

Sự ký sinh nuôi dưỡng này diễn ra tại Hồ Tanganyika ở Châu Phi và ở loài cá được biết đến là cá da trơn cúc cu vì nó xảo quyệt không khác gì loài chim cúc cu.

Chủ nuôi là cá Cichlid, một loài thuộc Họ Cá hoàng đế (Cá rô phi), có tập tính ấp trứng và bảo vệ con non trong miệng. Điều này có thể gây tử vong cho con của cichlid nếu trứng cá mèo cu gáy có trong số trứng. Cá mèo cu gáy đẻ trứng lẫn vào trứng của chủ nuôi, và theo cách thức cạnh tranh trứng này nở trước khi trứng của chủ nhà nở. Cá mèo cu gáy con ăn cá con của cá chủ bên trong miệng của cá mẹ, nhằm chiếm sự chăm sóc toàn bộ từ loài cha mẹ chủ nuôi.

Giáo sư Axel Meyer, nhà sinh vật học tiến hóa của Đại học Konstanz, và nhóm các nhà nghiên cứu từ Viện Sinh vật có xương sống ở Brno (Cộng hòa Séc) đã tiến hành nghiên cứu các chiến lược tiến hóa được sử dụng bởi cá mèo cu gáy và nhiều loại cichlid khác nhau ở hồ Tanganyika và một số hồ châu Phi khác. Nghiên cứu của họ cho thấy một bức tranh về hình dạng tiến hóa hành vi học tập nhằm bảo vệ cá non cũng như sự thích nghi chống lại ký sinh nuôi dưỡng và cái giá mà cá cichlid phải trả.

Các kết quả nghiên cứu được công bố trên ấn phẩm Science Advances được xuất bản vào ngày 2 tháng 5 năm 2018.

Hồ Tanganyika ở Châu Phi nổi tiếng với sự đa dạng sinh học cao trong đó có hơn 250 loài cichlid đặc hữu là những loài động vật ăn tạp. Để bảo vệ con non và ngăn chặn các loài cá khác nuốt chửng, cá cichlid mang và nuôi dưỡng trứng của chúng trong miệng. Trong vài tuần sau khi cá con nở và tự bơi, cá non trở lại miệng của mẹ để được bảo vệ.

Đây là hành vi chăm sóc bố mẹ rất đặc biệt do đó cá mèo cu gáy của Hồ Tanganyika, đã học được cách khai thác: Khi loài cichlid đẻ trứng thì những loài cá ký sinh nuôi dưỡng chỉ đơn giản là đặt trứng của chúng trong số trứng của cichlid. Nếu điều này không được chú ý bởi cá mẹ cichlid thì cá mẹ sẽ mang và nuôi dưỡng cả trứng của loài cá mèo cúc cu trong miệng của nó. Tuy nhiên, ấu trùng của cá mèo cúc cu nở sớm hơn, nuốt chửng con non của cichlid nhưng con mẹ cichlid hoàn toàn bị lừa dối và tin là an toàn. Thông thường, loài cichlid sẽ tin rằng con của cá mèo là của riêng mình thậm chí sau đó, tiếp tục bảo vệ nó.


Nhưng loài cichlid không hoàn toàn ngây thơ, chúng đã học cách tự bảo vệ mình chống lại sự xảo quyệt của cá mèo cu gáy. Khi thu thập trứng vào miệng, chúng cố gắng phân biệt và loại trừ những quả trứng lậu. Tuy nhiên, việc phòng ngừa quá mức sẽ dẫn đến chúng từ chối một số trứng của chính mình. 

Những nghiêm cứu của nhóm nhà khoa học cũng phát hiện rằng này sự kết hợp của "kinh nghiệm tiến hóa" với kinh nghiệm cá nhân và khả năng học hỏi rằng giúp cichlid biết phân biệt giữa trứng của riêng mình và cá khác. Khả năng thích nghi này đã làm cho cichlid ở hồ Tanganyika thành công hơn nhiều khi đối phó với loài ký sinh nuôi dưỡng bố mẹ.
Đăng ngày 21/05/2018
LỆ THỦY Lược Dịch
Sinh học

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 03:56 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 03:56 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 03:56 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 03:56 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 03:56 15/11/2024
Some text some message..