Các nhà nghiên cứu đang tìm các cách để kiểm soát EMS, nhưng sự lây lan của căn bệnh này có thể kéo dài thời gian hồi phục của thị trường. Khi nguồn cung phục hồi, giá cả sẽ được điều chỉnh giảm trở lại
Sự bùng nổ suốt thập kỷ dài của ngành nuôi tôm công nghiệp đã bị đình trệ bởi sự bùng nổ của Hội chứng tôm chết sớm (EMS). Bằng việc ảnh hưởng đến ba nhà sản xuất lớn nhất - Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam - EMS dẫn đến sự sụt giảm lớn nhất từ trước đến nay của về nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp này và đẩy giá tôm lên mức kỷ lục. Tuy nhiên, đây là cơ hội cho các nước sản xuất tôm hạng hai như Ecuador, Indonesia và Ấn Độ đẩy mạnh sản xuất và chiếm thị phần. Các khu vực này không bị ảnh hưởng bởi EMS và đang được hưởng lợi từ tình hình giá cao hiện nay. Các nhà sản xuất ở Ecuador, Indonesia, India, Bangladesh và Myanmar đang nhanh chóng mở rộng sản xuất.
Ở Mỹ Latinh, tôm được thả ở mật độ 15-50 PL/m2, thấp hơn so với mật độ 50-150 PL/m2 ở châu Á. Tăng mức độ thâm canh trong sản xuất là một phương pháp mà các nhà sản xuất Châu Á dùng để bù đắp chi phí sản xuất tăng cao. Tuy nhiên, điều này phải trả giá bằng sự rủi ro về mặt sinh học. Mặc dù các nhà sản xuất ở Mỹ Latinh vận hành một mô hình kinh doanh ít áp dụng công nghệ cao, khi so với Thái Lan, nhưng nguy cơ mắc bệnh lại ít hơn đáng kể.
Mặc dù có sự mở rộng sản xuất ở các nước Mỹ Latinh và một số nước khác, sản lượng tôm tăng thêm vẫn không đủ bù đắp cho sự thiếu hụt nguyên liệu nghiêm trọng của ngành công nghiệp này. Nếu sự lây lan dịch bệnh không tiếp diễn, sự hồi phục có thể vào đầu năm 2014. Tuy nhiên, sự lây lan vẫn tiếp diễn sẽ làm chậm sự hồi phục. Một khi sản lượng tôm tăng trở lại, giá tôm sẽ giảm mạnh.