Tác động của trứng nước lên ao nuôi tôm

Trứng nước trong ao nuôi tôm rất phổ biến, chúng có những mặt có lợi cũng như có hại cho tôm trong ao. Vậy những ảnh hưởng này diễn ra như thế nào? Có nghiêm trọng lên sự sinh trưởng của tôm hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
Trứng nước là hiện tượng dễ dàng gặp phải trong ao nuôi

Trứng nước có phải là sứa hay không?

Trứng nước có tên tiếng anh là Moina thuộc bộ Cladocera hay còn được gọi là con đỏ hoặc bo bo, thuộc loại giáp xác nhỏ có giá trị dinh dưỡng cao. Trứng nước còn là một loại thức ăn cho ấu trùng động vật thủy sản, đặc biệt ở giai đoạn vừa hết noãn hoàng, chúng được làm thức ăn phổ biến cho cá cảnh và một số loại cá nước lợ trong giai đoạn cá bột.

Trứng nước về bản chất là sứa (hay còn được gọi là con đỏ, bo bo). Tuy nhiên, vì chúng có hình dạng tròn, kích thước siêu nhỏ và trong suốt nên thường được bà con gọi là trứng nước.

Trứng nước xuất hiện với mật độ cao ở các ao nuôi thủy sản, vũng nước, đầm lầy, đặc biệt là những nơi có nhiều chất hữu cơ. Chúng có khả năng sống ở trong môi trường nghèo oxy và chịu được sự biến đổi nhiệt độ trong ngày từ 5 – 31 độ C.

Tôm chết hàng loạt do trứng nước gây nên

Một điều mà người nuôi tôm luôn lo ngại khi ao có xuất hiện trứng nước đó chính là những trứng nước này có khả năng tiết ra chất nhầy.  Lớp chất nhầy này sẽ làm giảm sự khuếch tán oxy trong nước. Bên cạnh đó, nếu chất nhầy bám vào thức ăn của tôm sẽ khiến tôm bị suy giảm khả năng bắt mồi, ăn ít và chậm lớn.

Ngoài ra, một số loài trứng nước có độc sẽ làm tôm suy yếu, ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột, gan của tôm. Tôm dễ chết hàng loạt, khiến vụ nuôi thất bại.

Ngoài ra, khi trứng nước xuất hiện với mật độ dày đặc, chúng tranh dành lượng oxy trong ao nuôi. Dẫn đến tôm thiếu oxy, dễ chết. Mặt khác, chúng còn có khả năng tồn tại trong môi trường thiếu hụt oxy và chịu được sự biến đổi của nhiệt độ. Chẳng hạn, khi thiếu oxy chúng sẽ ngoi lên mặt nước (thường là vào ban đêm và sáng sớm), do đó sẽ rất khó để loại bỏ chúng.

Khi trứng nước xuất hiện trong nuôi còn có thể làm giảm khả năng kiếm thức ăn của tôm. Nguồn thức ăn của trứng nước là các chất hữu cơ, các khoáng chất, tảo, phù du… Do đó, chúng sẽ cạnh tranh nguồn thức ăn với tôm, làm giảm chất lượng nước, khiến tôm chậm lớn. Từ đó, ảnh hưởng lớn đến năng suất của vụ nuôi.

Trứng nước là loài ăn lọc không chọn lọc. Ảnh: stop-klopu.com

Ngăn chặn trứng nước xâm nhập vào ao nuôi

Trứng nước có sẵn trong nguồn nước khi chuẩn bị cấp vào ao nuôi. Vì vậy người nuôi nên xử lí chúng ngay từ giai đoạn cải tạo, cấp nước để hạn chế sự có mặt của chúng.

Ở tại ao lắng, nên sử dụng các biện pháp lọc qua túi lọc, lưới có mắt dày để lọc bớt đi lượng trứng nước xâm nhập vào ao nuôi. Sau khi cấp nước cần tăng cường cường chạy quạt nước cho ao để trứng nước và các ấu trùng nở hết, sau đó dùng Chlorine để diệt ấu trùng gây hại trong ao với liều lượng phù hợp.

Sau khi diệt trứng nước nên sử dụng các sản phẩm gây màu nước, tạo thức ăn tự nhiên cho ao tôm rồi mới tiến hành thả tôm giống.

Đối với ao nuôi đã có tôm, người nuôi cần lưu ý hạn chế sử dụng hóa chất vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên tôm. Tôm sẽ sốc hoặc suy yếu, chậm lớn. Vì vậy chỉ nên sử dụng các biện pháp thủ công cơ bản để hạn chế chúng.

Người nuôi có thể dùng lưới có kích thước nhỏ, dùng tầm tre hay tầm vong ghép hai đầu lưới lại với nhau, căng thẳng phần trước mỗi cánh quạt của ao nuôi và cho quạt hoạt động. Trứng nước sẽ bị cuốn hết vào lưới và vỡ ra, số lượng còn lại sẽ dính trực tiếp vào lưới. Phương pháp này giúp đảm bảo an toàn cho tôm nuôi mà vẫn có thể diệt trứng nước một cách triệt để.

Nhìn chung có thể thấy trứng nước có ảnh hưởng khá lớn lên tôm, chúng lại rất khó tiêu diệt khi đã xuất hiện tại ao nuôi sau khi thả giống. Chính vì vậy, việc cải tạo và xử lý nguồn nước ban đầu cẩn thận, đúng kỹ thuật sẽ là một biện pháp tối ưu nhất cho bà con nuôi tôm.

Đăng ngày 29/01/2024
Mây @may
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 10:47 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:47 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 10:47 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:47 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 10:47 16/11/2024
Some text some message..