Tác dụng của acid formic

Acid hữu cơ là sản phẩm tổng hợp tự nhiên của vi sinh vật, được thêm vào thức ăn chăn nuôi để kiểm soát mầm bệnh. Tuy nhiên, chúng chưa được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong ngành nuôi tôm đặc biệt là acid formic.

Tác dụng của acid formic, phụ gia thức ăn, thức ăn tôm, nguyên liệu thức ăn tôm
Acid formic với nuôi tôm. Hình minh họa: D.L

Tác dụng lên vi khuẩn gây bệnh

Acid formic là một acid béo mạnh ngắn, có cơ chế acid hóa trong tế bào chất. Chúng thường được dùng để thêm vào trong thức ăn chăn nuôi như chất phụ gia nhằm kiểm soát các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, cho đến nay, acid này chưa được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp nuôi tôm. Hiện, một số nhà khoa học mới chỉ tập trung chủ yếu vào nghiên cứu khả năng gây ức chế với một số loài vi khuẩn Vibrio.

Hoạt tính của hữu cơ: formic, acetic, butyric được thí nghiệm trên các loài tôm khác nhau với nồng độ acid khác nhau bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch. Kết quả cho thấy acid formic có khả năng ức chế Vibrio mạnh nhất so với các acid hữu cơ còn lại ở mọi nồng độ.

Nghiên cứu này cho thấy hoạt tính của acid formic thường đi kèm với hàm lượng chất béo. Trong quá trình bố trí các nghiệm thức cho thấy acid formic có khả năng ức chế vi khuẩn Vibrio khi pH thấp hơn 5, ức chế hoàn toàn khi pH = 5. Với những môi trường có pH lớn hơn 5, Vibrio harveyi có khả năng thích nghi và sống sót. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng không chắc chắn rằng liệu môi trường có pH thấp hơn 5 vi khuẩn Vibrio có bị ức chế hoàn toàn hay không.

Những phân tử của acid formic có thể thâm nhập vào vách tế bào vi khuẩn (đặc biệt là vi khuẩn gram âm), phân ly trong tế bào chất và làm rối loạn những chức năng của tế bào. Do đó, khi được dùng với liều lượng thích hợp, acid này đem lại sự an toàn, tác động tốt và chi phí thấp trong việc kiểm soát bệnh đường ruột do vi khuẩn gram âm, thúc đẩy hệ vi khuẩn đường ruột của vật chủ phát triển.

Tác dụng kích thích tăng trưởng

Trong những năm gần đây, acid formic được nghiên cứu với vai trò là chất phụ gia trong thức ăn nuôi tôm. Ở đường ruột, acid này tham gia quá trình chuyển hóa thức ăn, thúc đẩy quá trình trao đổi chất trực tiếp của tôm nuôi. Đồng thời, acid formic còn có khả năng làm giảm hệ đệm của thức ăn, góp phần cải thiện tiêu hóa thức ăn.

Cơ chế hoạt động của acid formic trong đường tiêu hóa theo 2 cách là giảm pH trong đường tiêu hóa và phân ly trong tế bào vi khuẩn, ức chế sự phát triển của những vi khuẩn gram âm.

Thông thường, pH không thích hợp ở đường tiêu hóa sẽ ức chế hoạt động của pepsin và làm cho sự tiêu hóa protein bị hạn chế. Hoạt động phân giải protein đòi hỏi pH < 4. Cũng như vậy, hoạt động tiết ra enzym dịch tụy cũng bị hạn chế khi pH cao và do đó làm giảm khả năng tiêu hóa chung ở những động vật độc vị (monogastric). Bổ sung acid formic vào thức ăn có thể dẫn đến pH thấp ở tá tràng, cải thiện việc giữ lại nitơ và làm tăng độ tiêu hóa các chất dinh dưỡng.

Ngoài vai trò như thuốc khử vi khuẩn Vibrio và chất phụ gia bổ sung vào thức ăn tôm, acid formic nên được nghiên cứu nhiều hơn nữa để có thể ứng dụng rộng rãi trong ngành thủy sản.

TCTS
Đăng ngày 10/08/2017
Phong Lan
Nguyên liệu

Thức ăn tự chế cho cá cảnh: Đơn giản và hiệu quả

Việc nuôi cá cảnh không chỉ là sở thích mà còn là một cách thư giãn, giúp kết nối con người với thiên nhiên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để nuôi cá cảnh khỏe mạnh chính là chế độ dinh dưỡng.

Cá cảnh
• 10:23 20/01/2025

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 07:40 06/02/2025

Cá có ngủ không? Và những sự thật kỳ lạ dưới lòng đại dương

Nhắc đến giấc ngủ, chúng ta thường hình dung đến những trạng thái nghỉ ngơi tuyệt đối như nhắm mắt, nằm yên và thư giãn.

Cá
• 07:40 06/02/2025

Thuần hóa tôm giống

Trong quá trình nuôi tôm, bước thuần hóa tôm giống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây là giai đoạn giúp tôm giống thích nghi với môi trường ao nuôi, hạn chế tối đa sốc môi trường và các rủi ro về sức khỏe. Nếu thực hiện tốt, việc thuần hóa sẽ giúp tôm phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh và giảm nguy cơ bệnh tật.

tôm giống
• 07:40 06/02/2025

Sự thật về rùa tai đỏ và lý do chúng bị cấm nuôi

Rùa tai đỏ là một trong những loài rùa cảnh được nuôi phổ biến tại Việt Nam. Với màu sắc bắt mắt và khả năng thích nghi tốt, nhiều người yêu thích và chọn nuôi chúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng loài rùa này tiềm ẩn nhiều vấn đề về môi trường và pháp lý. Liệu nuôi rùa tai đỏ có hợp pháp không? Chúng có gây hại gì không? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu kỹ tất tần tật về rùa tai đỏ trong bài viết dưới đây!

Rùa tai đỏ
• 07:40 06/02/2025

Phân biệt và lựa chọn tôm giống chất lượng cao

Trước nhu cầu con giống tăng và sự tràn lan của nhiều cơ sở nhỏ lẻ nhập khẩu tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc, chất lượng thấp, giá rẻ để sản xuất giống thì việc chọn giống tốt, sạch bệnh được xem là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo thành công của vụ nuôi.

Tôm giống
• 07:40 06/02/2025
Some text some message..