Tái chế bùn thải làm phân bón

Với dự án tận dụng nguồn bùn thải từ các công ty chế biến thủy sản xử lý thành bùn vi sinh phục vụ trồng trọt, Nguyễn Hữu Huy Hào và Phan Hồng Mức đã xuất sắc giành giải nhất trị giá 200 triệu đồng tại cuộc thi SIMVA - Hành trình khởi nghiệp.

phân bón bùn vi sinh
Sản phẩm bùn vi sinh của Hào và Mức thu hút được nhiều sự quan tâm ẢNH: HƯƠNG GIANG

Là sinh viên (SV) ngành quản lý môi trường (Trường ĐH Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ), Hào rất tâm huyết với các ý tưởng tái chế nguồn bùn thải, nước thải thành các sản phẩm hữu ích cho cộng đồng, góp phần bảo vệ môi trường.

Khi cuộc thi SIMVA - Hành trình khởi nghiệp, do Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ - Trường ĐH Cần Thơ phối hợp tổ chức, Hào và Mức đã viết dự án tham gia. Cả hai quyết định chọn tái chế bùn thải từ nhà máy chế biến thủy sản vì loại bùn này chứa nguyên tố vi lượng và vi sinh cao, rất tốt cho các loại cây trồng. “ĐBSCL có rất nhiều nhà máy chế biến thủy sản, có thể tận dụng lợi thế này để có nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào”, Hào nói.

Bùn thải sau khi được lấy từ nhà máy sẽ trải qua giai đoạn tách nước lấy bùn khô, khử UV và bổ sung một số thành phần phối trộn cho ra bùn vi sinh để phù hợp với từng loại cây trồng. Loại bùn này có ưu điểm là hàm lượng dinh dưỡng cao, không lẫn các chất hóa học, thích hợp trong trồng hoa kiểng, rau màu, đặc biệt là các loại rau sạch. Ngoài ra, có thể sử dụng kết hợp hoặc làm giá thể trong thủy canh.

Với Hào và Mức, việc biến ý tưởng trên giấy thành sản phẩm thực tế là điều không hề dễ dàng. Hai bạn phải trải qua nhiều giai đoạn, từ khâu liên hệ nhà máy để lấy nguồn bùn thải đến tìm nơi đặt cơ sở sản xuất, mua máy móc xử lý bùn vi sinh… “May mắn cho tụi mình là được người quen cho mượn đất để đặt cơ sở sản xuất. Còn máy móc do không đủ tiền mua máy mới nên nhờ bạn bè thiết kế rồi mua thiết bị về lắp ráp để tiết kiệm chi phí”, Mức cho biết.

Vượt qua hơn 200 dự án dự thi đến từ nhiều tỉnh thành trong khu vực, dự án bùn vi sinh đã lọt vào top 10 ý tưởng xuất sắc nhất của vòng chung kết. Do đây là cuộc thi khởi nghiệp mang tính thực tế cao nên Hào và Mức không chỉ lo về chất lượng sản phẩm mà còn phải tập trung xây dựng thương hiệu, đề ra chiến lược kinh doanh, kế hoạch marketing, tìm thị trường tiêu thụ và cạnh tranh doanh thu trực tiếp với các nhóm khác.

Sau khi lọt vào vòng chung kết, 2 bạn có 4 tuần tham gia hoạt động khởi nghiệp bằng cách quảng bá sản phẩm và tham dự các chuyến đi mở rộng thị trường đến các tỉnh phía nam gồm: An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bà Rịa-Vũng Tàu, cùng 3 thành phố lớn là TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng.

Hiện nhóm đã hoàn tất thủ tục thành lập cơ sở sản xuất và ký hợp đồng phân phối sản phẩm cho 3 hợp tác xã trồng rau sạch ở Cần Thơ, Trà Vinh. Nhóm cũng ký kết hợp đồng cung cấp hơn 200 tấn bùn vi sinh cho một nhà máy chuyên sản xuất phân bón trong năm 2017.

“Có những lúc khó khăn tưởng như phải bỏ cuộc giữa chừng nhưng niềm đam mê khởi nghiệp đã thôi thúc tụi mình theo đuổi cuộc thi đến cùng. Đây mới chỉ là thành công bước đầu, tạo động lực cho tụi mình tiếp tục cố gắng trong chặng đường sắp tới”, Mức chia sẻ.

PGS-TS Lê Nguyễn Đoan Khôi, Giám đốc Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ - Trường ĐH Cần Thơ, cho biết: “Dự án tái chế bùn vi sinh từ bùn thải của Hào và Mức rất có triển vọng phát triển vì 2 em bước đầu đã gắn kết được với doanh nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu và tìm đầu ra cho sản phẩm. Sắp tới, trung tâm sẽ tiếp tục hỗ trợ nhóm trong khâu tìm chuyên gia đánh giá chất lượng sản phẩm cũng như kết nối tìm thị trường tiêu thụ”.

Báo Thanh Niên, 07/03/2017
Đăng ngày 08/03/2017
Hương Giang
Khoa học

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 12:00 13/01/2025

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 14:23 01/02/2025

Nghề làm mắm: Đặc sản gắn liền với nghề cá

Nghề làm mắm đã gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng ven biển Việt Nam, trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và kinh tế địa phương.

Làm mắm
• 14:23 01/02/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 14:23 01/02/2025

Các giống cá lóc mới lai tạo tăng trưởng nhanh, ít bệnh, phù hợp xuất khẩu

Cá lóc, hay còn gọi là cá chuối, là một trong những loài cá nuôi phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu, nhu cầu về các giống cá lóc có khả năng tăng trưởng nhanh, ít bệnh và đạt chất lượng cao ngày càng tăng. Trong bài viết này, Tép Bạc sẽ giới thiệu các giống cá lóc lai tạo đột phá, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng và xuất khẩu hiện đại.

Cá lóc
• 14:23 01/02/2025

Cá lóc cảnh có dễ chăm sóc không?

Cá lóc cảnh đang trở thành một loại cá cảnh được yêu thích nhờ vẻ đẹp mạnh mẽ và tính cách linh hoạt. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn tự hỏi liệu loại cá này có dễ chăm sóc hay không. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cá lóc cảnh
• 14:23 01/02/2025
Some text some message..