Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
Vi sinh vật có lợi rất tốt cho ao nuôi

Vi sinh là gì và bao gồm những gì? 

Vi sinh (hay vi sinh vật) là các sinh vật đơn bào hoặc đa bào, nhân sơ hoặc nhân thực, có kích thước rất nhỏ và thường chỉ quan sát được qua kính hiển vi, bao gồm cả vi khuẩn, virus, nấm, tảo và nguyên sinh động vật và có vai trò có lợi hoặc có hại đối với sinh vật khác hay môi trường. 

Vì sao bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản rất quan trọng? 

Phân hủy các chất hữu cơ 

Vi sinh vật có cơ chế tiết ra Enzyme: Thức ăn thừa, phân tôm, xác tảo tàn,… được gọi chung là chất hữu cơ tồn tại trong nước ao tôm. Khi sử dụng vi sinh vật trong nuôi tôm, Enzyme do vi sinh vật tiết ra giúp phân cắt các chất hữu cơ như Carbonhydrate, chất béo và đạm thành những đơn vị nhỏ hơn cho vi sinh vật phân hủy, giúp làm sạch nước, tạo chất lượng nước thích hợp cho tôm tăng trưởng.  

Một số chủng vi sinh vật trong ao nuôi tôm có khả năng phân hủy các chất hữu cơ khó phân hủy tích lũy trong nền đáy ao hoặc bám trên bạt nuôi tôm. 

Ao nuôiAo nuôi cần có hệ vi sinh vật. Ảnh: thuysanvietnam.com.vn

Xử lý và giảm chất độc NH3, NO2, H2

Trong điều kiện kỵ khí của đáy ao sinh ra H2S hoặc trong quá trình phân hủy tự nhiên của các chất hữu cơ trong ao sinh ra NH3 và NO2, các chất này được gọi chung là “Khí độc”. Khi sử dụng vi sinh vật trong nuôi tôm, chúng sẽ thực hiện các chức năng như: 

- Tăng quá trình phân hủy, giảm các chất tích tụ dưới đáy ao, hạn chế sinh ra khí độc. 

- Thúc đẩy quá trình chuyển hóa hoàn toàn, tạo ra dạng không gây độc cho tôm. 

Cạnh tranh môi trường và ức chế các vi sinh vật có hại gây bệnh cho tôm 

Việc kiểm soát hệ vi sinh vật có lợi trong ao với cơ chế cạnh tranh dinh dưỡng và môi trường sống, sẽ dần ức chế sự phát triển của các vi sinh vật có hại, kích thích sự phát triển của các lợi khuẩn. 

Ổn định hệ đường ruột 

Một số chủng vi sinh vật được nghiên cứu về sự tồn tại của chúng trong hệ đường ruột tôm, giúp ổn định hệ đường ruột, tăng khả năng hấp thu thức ăn và hạn chế được các bệnh đường ruột trên tôm như: Phân trắng, phân lỏng, đường ruột gấp khúc… 

Kích thích tảo có lợi phát triển, tạo màu nước 

Một số nghiên cứu và ứng dụng đã chứng minh rắng “Sử dụng vi sinh vật trong nuôi tôm” sẽ hữu ích trong việc kích thích sự phát triển của một số loại tảo có lợi như: Tảo khuê, tảo lục, và hạn chế được sự phát triển của tảo có hại như: Tảo lam, tảo giáp, tảo mắt. Khi tảo khuê phát triển sẽ tạo ra màu nước ổn định (màu trà nhạt) thích hợp cho sự phát triển của tôm. 

Tôm thẻVi sinh hỗ trợ đường ruột tôm

Cơ chế hoạt động của vi sinh? 

Khi các vi sinh vào trong nước chúng có khả năng chuyển hóa các chất hữu cơ như thức ăn dư thừa, xác tảo thành CO2 và nước. Đồng thời các nhóm vi sinh vật cũng chuyển hóa các chất khí độc như NH3, NO2 thành các chất không độc như NH4, NO3. Và đồng thời chúng còn tiết ra một số chất kháng sinh, enzyme để kiềm hãm hoặc tiêu diệt các mầm bệnh gây ra đối với động vật thủy sản. 

Ngoài ra, vi sinh cũng đóng một phần không nhỏ trong hoạt động tiêu hóa thức ăn của tôm. Khi đi vào đường ruột của tôm, các nhóm vi sinh nhanh chóng nhân nhanh số lượng và tiết ra enzyme có khả năng biến đổi chất xơ thành các loại đường dễ tiêu, thủy phân các chất béo phức hợp giúp quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn diễn ra nhanh hơn. 

Người nuôi nên chọn chủng vi sinh vật như thế nào để mang lại hiệu quả cho ao?  

Thứ nhất, cần nên lựa chọn và bổ sung đúng chủng  và đúng loại cho từng vấn đề của ao tôm 

Thứ hai, nên kiểm soát và bổ sung hệ vi sinh vật phù hợp ngay từ đầu vụ và định kỳ để xử lý bùn đáy ao, ổn định nồng độ NH3/NO2, đồng thời cải thiện hệ vi sinh có lợi trong nền đáy ao giảm sự phát triển của vi sinh và ký sinh trùng có hại. 

Vi khuẩn trong bất cứ ao nuôi mới nào cũng cần bổ sung tăng cường, cũng như trong ao bắt đầu một vụ mùa mới và trong ao sau khi bảo trì. Do đó, người nuôi cần nên tìm hiểu thêm các cách bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thường xuyên, đúng cách để mang lại hiệu quả cao. 

Đăng ngày 11/12/2023
Mây @may
Kỹ thuật

Tạt vi sinh cho ao tôm

Trong nuôi tôm, vi sinh mang đến rất nhiều lợi ích cho ao nuôi cũng như vật nuôi sinh trưởng. Nhưng liệu bạn có đang hiểu rõ và sử dụng chúng đúng cách để giúp phát huy hết năng lực của vi sinh mang đến. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao nuôi tôm
• 10:03 03/05/2024

Nên chọn loại quạt nước nào cho ao nuôi tôm?

Chất lượng nước luôn là mối quan tâm hàng đầu trong ngành nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi tôm thâm canh. Trong đó, nồng độ oxy hòa tan (DO) đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho tôm cá.

Ao tôm
• 08:00 29/04/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 08:00 28/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 08:00 27/04/2024

Khả năng tái tạo cơ thể kỳ diệu của sên biển

Năm 2021, một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát hiện một loài sên biển thuộc họ sacoglossans có khả năng tự tái tạo phần cơ thể đã mất đi chỉ trong khoảng từ 2 đến 3 tuần.

Sên biển
• 20:42 03/05/2024

Cá nhám phơi: Loài cá to lớn có tính tình thân thiện

Sở hữu thân hình to lớn và có phần kỳ dị, nhưng cá nhám phơi lại là một sinh vật biển có tính tình rất hiền lành và thân thiện.

Cá nhám
• 20:42 03/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 20:42 03/05/2024

Tạt vi sinh cho ao tôm

Trong nuôi tôm, vi sinh mang đến rất nhiều lợi ích cho ao nuôi cũng như vật nuôi sinh trưởng. Nhưng liệu bạn có đang hiểu rõ và sử dụng chúng đúng cách để giúp phát huy hết năng lực của vi sinh mang đến. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao nuôi tôm
• 20:42 03/05/2024

Hiện trạng tôm càng chết hàng loạt do ngập mặt tấn công ao nuôi

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề nắng nóng, xâm nhập mặn kéo dài tại các tỉnh miền Nam đang trở nên ngày càng nghiêm trọng đối với ngành nuôi trồng thủy sản. Kiên Giang, với diện tích lớn dành cho việc nuôi tôm càng xanh kết hợp với canh tác lúa, đang phải đối mặt với hậu quả đáng kể của hạn hán và xâm nhập mặn.

Tôm càng xanh
• 20:42 03/05/2024