Tại sao sử dụng Clorine không hiệu quả?

Trong giai đoạn cải tạo ao, cấp nước vào ao lắng để xử lý thì clorine luôn là lựa chọn hàng đầu của bà con nuôi tôm. Tuy nhiên, nếu sử dụng clorine không đúng cách, chúng sẽ không mạng lại hiệu quả mà còn đôi khi gây hại cho chính vật nuôi ở trong ao.

Clorine
Cấp nước vào ao lắng để xử lý thì clorine luôn là lựa chọn của bà con nuôi tôm

Clorine trong nuôi trồng thủy sản

Chlorine là một chất hóa học có tác dụng oxy hóa và sát khuẩn cực mạnh. Vì vậy, nó thường được sử dụng với mục đích khử trùng và tẩy trắng. Ở Việt Nam, Chlorine được dùng phổ biến trong thủy sản, dệt nhuộm, xử lý nước cấp, nước thải và bể bơi,…

Sử dụng Chlorine trong xử lý nước mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người sử dụng, tuy nhiên nếu sử dụng không hợp lý nó sẽ gây ra tác hại cho môi trường và con người.

Ưu và nhược điểm khi sử dụng Clorine

Ưu điểm

- Chlorine rất phổ biến, nó rẻ tiền, dễ kiếm.

- Nó không màu, thích hợp cho sử dụng xử lý nước.

- Hiệu quả khử trùng cao với phạm vi rộng các chủng loại khuẩn.

- Có thể kiểm soát linh hoạt khi khử trùng bằng clo.

- Có thể loại một số mùi, một số hợp chất độc hại trong nước.

- Hiệu quả trong việc oxy hóa các hợp chất hữu cơ và vô cơ nhất định.

Nhược điểm

- Lượng dư Chlorine thậm chí chỉ với hàm lượng rất nhỏ, nồng độ thấp đã gây độc hại đến cơ thể.

- Chlorine có tính ăn mòn cao và độc hại, vì vậy cần kiểm soát an toàn tuyệt đối trong quá trình lưu trữ và sử dụng.

- Khi trong nước có chứa phenol, nếu sử dụng Chlorine để khử trùng nó sẽ tạo ra Chlorophenol gây mùi khó chịu.

Tại sao sử dụng Clorine không hiệu quả?

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến cho việc sử dụng Clorine không mang lại hiệu quả, người nuôi cần chú ý và tránh mắc phải:

Thứ nhất, do ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời

Khi Chlorine tiếp xúc với nước sẽ diễn ra phản ứng hoá học để tạo thành Axit Hipoclorơ (HOCl) và Ion Hipocloro (OCl-). Cả 2 chất này đều có tác dụng diệt khuẩn và hỗ trợ bộ lọc bể bơi thông qua việc tấn công vào lớp màng tế bào lipit của vi khuẩn, sau đó phá huỷ mạng lưới cấu trúc bên trong đồng thời vô hiệu hoá khả năng gây hại.

So với OCL- thì HOCL có tác dụng diệt khuẩn nhanh và hiệu quả hơn gấp vài lần. Nếu không được bảo vệ thì cả OCL- và HOCL đều sẽ bị phản ứng quang hoá từ tia cực tím trong ánh sáng mặt trời vô hiệu.

Nước ao tômNước ao nuôi cần được xử lý cẩn thận. Ảnh: Tép Bạc

Thứ hai, do pH nước ao

Hàm lượng PH trong nước cũng là một trong những yếu tố tác động đến khả năng diệt khuẩn của Chlorine. Nồng độ pH thích hợp vào khoảng từ 7.2 đến 7.8 và lý tưởng nhất là 7.4 bằng với nước mắt của người. Một khi nồng độ này vượt qua mức 7.8 thì sẽ ngay lập tức làm giảm hiệu quả khử trùng của Clo. 

Vì vậy, để duy trì sự cân bằng của pH trong nước hồ bơi, người ta sẽ bổ sung các hóa chất có tính kiềm như: Sodium Carbonate (Na2CO3) hoặc Sodium Bicarbonate (NaHCO3).

Những lưu ý khác khi sử dụng Clorine

Đầu tiên, chỉ nên dùng Chlorine (Clo) để xử lý nguồn nước cấp (tức là dùng trong ao lắng hoặc ao nuôi chưa có tôm cá) vì dư lượng Clo sẽ gây độc cho cá, tôm nuôi và các loài thủy sinh vật.

Không nên sử dụng Clo khi nước ao giàu dinh dưỡng, chất hữu cơ vì sẽ xảy ra phản ứng phụ sinh ra chất độc gây hại cho thủy sản.

Khi đã sử dụng Clo thì không được sử dụng các hóa chất diệt khuẩn khác như: BKC, formaline…

Không nên bón vôi trước khi sử dụng clo vì Clo sẽ bị giảm tác dụng khi độ pH cao.

ClorineNên kiểm tra lượng Clorine tồn dư trong ao

Liều lượng Chlorine dùng để khử trùng đáy ao là 50 - 100 g/m3, khử trùng nước 20 - 30 g/m3.Chlorine được dùng phổ biến nhất với liều xử lý là 20 - 30 ppm nếu pH nước <7,5. Liều lượng này có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào lượng chất hữu cơ có trong nguồn nước và độ pH của nước. Độ pH càng cao, hàm lượng chất hữu cơ càng nhiều thì cần phải tăng liều xử lý của Chlorine.

Phổ diệt trùng của Clo rất rộng nên hầu như tất cả các loại vi khuẩn có lợi lẫn có hại đều bị tiêu diệt, dẫn đến đáy ao bị trơ và khó gây màu. Vì vậy, cần sử dụng các loại men vi sinh để khôi phục lại hệ vi sinh của đáy ao sau khi sử dụng Clo.

Đối với ao tôm, sau khi sử dụng Clo 4 ngày tiến hành chạy quạt mạnh để giảm hàm lượng Clo tồn dư và có thể sử dụng bộ test Clo có trên thị trường để kiểm tra hàm lượng Clo tồn dư sau đó sử dụng NatriThiosulfate để trung hòa Clo với liều lượng 0.99 mg/L NatriThiosulfate để trung hòa được 1mg/L Cl2.

Để đảm bảo an toàn cũng như cho Clorine phát huy hết tính năng một cách hiệu quả nhất, bà con nên lưu ý những nguyên nhân trên. Khi sử dụng cần mặc những đồ bảo hộ, tránh tiếp xúc với da và mắt, chú ý và cẩn thận là hai điều quan trọng đối với người nuôi khi ở ao.

Đăng ngày 01/02/2024
Mây @may
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 17:33 27/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 17:33 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 17:33 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 17:33 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 17:33 27/11/2024
Some text some message..