Tại sao việc duy trì vi khuẩn loại bỏ NH3 và NO2 là một thách thức?

Bài viết giải thích nguyên nhân tại sao việc duy trì hệ vi khuẩn oxy hóa amoniac (NH3) và nitrite (NO2) là một thách thức trong hệ thống xử lý nước thải công nghiệp nói chung và trong xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản nói riêng.

Tại sao việc duy trì vi khuẩn loại bỏ NH3 và NO2 là một thách thức?
Xử lý NH3, NO2 là vấn đề nan giải trong nuôi tôm. Ảnh minh họa: Internet

Các nhà máy xử lý nước thải sẽ dễ vận hành hơn nhiều nếu chúng ta không phải lo lắng về ammonia hoặc nitrite có trong nước thải. Tuy nhiên ammonia (NH3) và nitrite (NO2-) đều là những chất gây ô nhiễm chính trong nước thải và cần được loại bỏ trước khi thải ra môi trường. 

Trong nuôi tôm NH3 và NO2 là sản phẩm của quá trình ôxy hoá nitơ hữu cơ có nguồn gốc từ lượng đạm có trong nước và là nguyên nhân khiến cho tôm tấp mé, nổi đầu, chậm lớn, dễ nhiễm bệnh, đặc biệt có thể chết hàng loạt. Khi hàm lượng NO2 cao trong nước NO2 kết hợp với Hemocyanin trong máu tôm làm mất khả năng vận chuyển ôxy trong máu từ đó khiến tôm nuôi bị ngạt. Khi tôm bị ngạt mãn tính sẽ yếu, dễ mắc bệnh hoặc chết khi sốc môi trường. Với cá, nitrite ngăn cản Hemoglobin tiếp nhận ôxy và gây độc cho cá.

Tích lũy nitrite quá mức là một vấn đề phổ biến và gây khó khăn đối với nuôi trồng thủy sản thâm canh. Hiện nay tại rất nhiều vùng nuôi tôm trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, hiệu quả khống chế khí độc trong ao tôm như NH3, NO2 vẫn còn nan giải.

Nhưng tại sao các chủng vi khuẩn oxy hóa ammonium thành nitrate (ammonium oxidation bacteria – AOB) và vi khuẩn oxy hóa nitrite (NOB) lại hoạt động chưa thật sự hiệu quả trong nước thải? Bài viết của Erik Rumbaugh đăng trên asterbio.com đã đưa ra một cái nhìn toàn cảnh về lý do tại sao AOB & NOB lại phát triển quá chậm, dễ bị sụp đổ và khó gây lại một khi đã mất.

Vi sinh vật nitrat hóa (nitrifiers - AOB/NOA) là những vi khuẩn tăng trưởng chậm

So với hầu hết các loài vi khuẩn dị dưỡng trong nước thải, nitrifier là những chủng vi khuẩn có sự phát triển chậm. Ngay cả trong điều kiện tốt nhất, AOB mất tới 12 giờ để phân chia tế bào. Trong khi đó các vi khuẩn dị dưỡng phổ biến có thể phân chia cứ sau 30 - 60 phút.

Vi sinh vật nitrat hóa thu được ít năng lượng hơn từ quá trình trao đổi chất

Một cách thú vị để nói rằng cả AOB & NOB không nhận được nhiều năng lượng từ quá trình oxy hóa amoniac và nitrit khi so sánh với các vi khuẩn phân hủy BOD (hữu cơ).

Chúng yêu cầu nguồn oxy dồi dào

Nhiều vi khuẩn nước thải có thể phát triển mạnh khi hàm lượng oxy hòa tan DO dưới 1 mg/L. Nhưng quá trình oxy hóa amoniac thành nitrat đòi hỏi rất nhiều oxy. Do đó, AOB & NOB hoạt động tốt nhất khi oxy trong nước phong phú.

Dễ bị ức chế hoặc tiêu diệt

Vi sinh vật nitrat hóa bị ức chế bởi nhiều hợp chất phổ biến. Trong khi có rất nhiều hợp chất trong nước thải công nghiệp, vi sinh vật nitrat hóa dễ bị ức chế bởi các amine, dung môi, sulfide và phenol. Ngay cả tải trọng hữu cơ cao, hàm lượng oxy hòa tan DO thấp cũng dẫn đến ức chế hoạt động của vi sinh vật nitrat hóa.

Có phạm vi môi trường hẹp để tăng trưởng

Tăng trưởng tốt nhất của các vi sinh vật nitrat hóa ở pH trong khoảng 7,5 - 8.2. Nhiệt độ 20 – 38oC. Ngoài phạm vi này, tốc độ tăng trưởng giảm xuống mức tới hạn.

Để chắc chắn rằng vi sinh vật nitrat hóa phát triển tốt:

Kiểm tra DO của nước thải thường xuyên. 

Là tuổi bùn của bạn đủ lâu để ngăn chặn rửa trôi vi sinh vật nitrat hóa. Nếu tuổi bùn

Cải thiện việc theo dõi các quần thể AOB/NOB bằng cách sử dụng kết hợp xét nghiệm phân tử (DNA). MCA tìm thấy các vi sinh vật nitrat hóa có mặt. 

Những nghiên cứu trước đây của các nhà khoa học Châu Á là Junqian Gao (2018) đã tìm ra một chủng vi sinh đơn thuộc nhóm Bacillus có khả năng xử lý NH3, NO2 trong ao tôm hiệu quả.  Đó là vi khuẩn Bacillus megaterium S379, chúng có tỷ lệ loại bỏ nitrite rất cao và có khả năng thích ứng với môi trường tuyệt vời. Hy vọng rằng chủng vi khuẩn này sẽ nhanh chóng được sản xuất thương mại để phục vụ cho xử lý nitrite trong nuôi trồng thủy sản.

Đăng ngày 31/08/2019
VĂN THÁI (Lược dịch)
Kỹ thuật

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Một số kỹ thuật chọn và thả tôm giống

Trong nuôi tôm việc chọn và thả giống là một kỹ thuật hết sức quan trọng, có thể quyết định tới thành bại của vụ nuôi. Khi chọn tôm giống, người nuôi cần nắm thông tin về nguồn gốc bố mẹ của con giống, quy trình nuôi và các loại thức ăn đã sử dụng để đảm bảo chúng là những con giống chất lượng, khỏe mạnh, có khả năng sống tốt.

Thả giống
• 10:12 28/10/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 05:16 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 05:16 08/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 05:16 08/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 05:16 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 05:16 08/11/2024
Some text some message..