Tạm ngừng đăng ký mới xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ

Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ NN&PTNT đề nghị các doanh nghiệp chưa từng xuất khẩu cá bộ Siluriformes (chủ yếu là cá tra, cá ba sa) vào Hoa Kỳ tạm ngừng việc đăng ký vào danh sách được phép xuất khẩu.

chế biến cá

Theo Nafiqad, mới đây, Cơ quan thanh tra an toàn thực phẩm (FSIS), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã có văn bản gửi Nafiqad thông báo một số quy định liên quan tới việc xuất khẩu cá bộ Siluriformes vào Hoa Kỳ.
Cụ thể, trong thời gian chuyển tiếp, FSIS chỉ chấp thuận bổ sung các doanh nghiệp Việt Nam vào danh sách các cơ sở chế biến cá bộ Silurifomes được phép xuất khẩu vào Hoa Kỳ trong trường hợp doanh nghiệp này đã từng xuất khẩu cá bộ Silurifomes vào thị trường này.

Đối với doanh nghiệp chưa từng xuất khẩu, FSIS sẽ chỉ xem xét đưa vào danh sách sau khi hoàn thành đánh giá tương đương hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm của Việt Nam đối với cá bộ Siluriformes.

Vì vậy, thời gian này Nafiqad đề nghị các doanh nghiệp chưa từng xuất khẩu cá bộ Siluriformes vào Hoa Kỳ tạm ngừng việc đăng ký vào danh sách được phép xuất khẩu. Cập nhật mới nhất, Việt Nam có 57 cơ sở được phép xuất khẩu cá họ Siluriformes vào Hoa Kỳ.

Trước đó, theo đạo luật Farm Bill 2014 Hoa Kỳ, từ tháng 3/2016, cá da trơn thuộc bộ Siluriformes dù nuôi nội địa hay nhập khẩu đều sẽ chuyển việc kiểm soát từ FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, thuộc Bộ Y tế Hoa Kỳ) sang.

Như vậy, cá tra (kể cá ba sa) Việt Nam khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ sẽ phải tuân thủ những yêu cầu và quy định rất nghiêm ngặt, mà theo FSIS, chỉ được nhập khẩu vào nếu chứng minh có sự tương đồng về nuôi tại Việt Nam với việc nuôi tại Hoa Kỳ.

Thời gian hiệu lực của đạo luật này là từ tháng 3/2016. Thời gian chuyển tiếp là 18 tháng (1/3/2016 đến 31/8/2017) nên đến tháng 9/2017 mới chính thức áp dụng triệt để các quy định của FSIS.

Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Nafiqad cho biết thêm: Trong thời gian chuyển tiếp, các cơ sở tham gia vào hoạt động sơ chế, chế biến cá bộ Siluriformes để xuất khẩu vào Hoa Kỳ (từ khâu cắt tiết, phi lê, cấp đông, bao gói) đều phải có tên trong danh sách các cơ sở được phép xuất khẩu vào Hoa Kỳ được đăng tải trên website của FSIS.

Nafiqad đã có văn bản đề nghị FSIS không áp dụng quy định này và chỉ bắt buộc các cơ sở có thực hiện hoạt động chế biến cuối cùng trước khi xuất khẩu phải có tên trong danh sách của FSIS, còn đối với các doanh nghiệp sơ chế, cung cấp bán thành phẩm phải được Nafiqad kiểm tra, chứng nhận điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.

Trong thời gian chờ trả lời chính thức từ FSIS, Nafiqad đề nghị các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá bộ Siluriformes vào Hoa Kỳ lưu ý chỉ thu mua bán thành phẩm cá bộ Siluriformes được sản xuất tại các cơ sở đã có tên trong danh sách của FSIS và được đăng tải trên website của FSIS.

Liên quan tới việc ghi nhãn cá bộ Siluriformes xuất khẩu vào Hoa Kỳ, theo ông Tiệp, mã số của cơ sở thực hiện hoạt động chế biến cuối cùng trước khi xuất khẩu phải được ghi trên chứng thư, bao bì bao gói trực tiếp và bao bì chứa/đựng.

Trong thời gian chuyển tiếp, FSIS chưa bắt buộc phải áp dụng quy định nêu trên, song FSIS đề nghị Nafiqad cần thông báo ngay tới các doanh nghiệp để thực hiện trong thời gian sớm nhất.

Ngoài ra, tên của các doanh nghiệp làm chủ hàng hoặc cơ sở gia công, sơ chế bán thành phẩm có thể được ghi trên bao bì bao gói trực tiếp của sản phẩm, tuy nhiên không được ghi mã số trên bao bì bao gói trực tiếp. Vì vậy, Nafiqad đề nghị các doanh nghiệp nghiên cứu kỹ các quy định liên quan của FSIS đã được Nafiqad hướng dẫn để lưu ý thực hiện.

Vinanet, 15/09/2016
Đăng ngày 16/09/2016
Hương Nguyễn

Hiện thực hóa giấc mơ nuôi tôm bằng công nghệ

"Mong muốn của Tép Bạc là ứng dụng công nghệ thông tin vào việc nuôi tôm để giúp người nông dân giảm thiểu thiệt hại, đồng thời tăng năng suất so với cách thức truyền thống", nhà sáng lập Trần Duy Phong cho biết.

Máy cho tôm ăn F7
• 11:13 13/06/2024

Mua 1 tặng 1 các sản phẩm thuốc thủy sản tại Cửa hàng Phan Thái

Từ ngày 30/05/2024 đến hết ngày 30/06/2024, tại Cửa hàng Phan Thái diễn ra chương trình Mua 1 tặng 1 cực hấp dẫn không thể bỏ lỡ. Có đến 32 sản phẩm thuốc thủy sản thuộc 9 thương hiệu uy tín tham gia chương trình ưu đãi lần này. Tham khảo bài viết sau để biết thông tin chi tiết.

Mua 1 tặng 1
• 08:00 10/06/2024

Mở cửa hàng Thú y, Thú cưng online trên Sàn thương mại điện tử Farmext eShop

Hướng tới sự mở rộng và phát triển ngày càng lớn mạnh, Farmext eShop luôn chào đón và tạo điều kiện để bạn đăng ký tạo cửa hàng/shop online qua các bước đăng ký đơn giản cùng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn. Đặc biệt, từ hôm nay, sàn đã bổ sung thêm ngành hàng mới dành cho Thú y và Thú cưng, nếu bạn đang quan tâm đừng bỏ lỡ cơ hội này nhé.

Farmext eShop
• 09:59 03/06/2024

Tép Bạc ra mắt phiên bản mới nhất của dòng máy cho tôm ăn Farmext Feeder F7

Farmext - thương hiệu công nghệ thuỷ sản đến từ Tép Bạc tiếp tục thực hiện hoá mô hình nuôi trồng dễ dàng của mình thông qua sự ra mắt thiết bị tự động cho tôm cá, mang tên Máy cho ăn Farmext Feeder F7.

Máy cho ăn Farmext Feeder F7
• 19:00 28/05/2024

Giải pháp chẩn đoán nhanh bệnh tôm

Nuôi tôm gặp khó khăn lớn là chưa xác định được nguyên nhân chính gây bùng phát dịch bệnh (con giống, môi trường hay thời tiết?) nên việc chẩn đoán nhanh bệnh tôm đang là con đường hạn chế thiệt hại. Một số cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp đã đưa ra giải pháp chẩn đoán nhanh bệnh tôm được người nuôi áp dụng.

Tôm
• 23:39 16/06/2024

Những phát hiện gần đây về nhiễm EHP ở tôm

Đánh giá này trình bày chi tiết những phát hiện gần đây liên quan đến nhiễm EHP ở các trang trại nuôi tôm, bao gồm ảnh hưởng của nó đến hệ miễn dịch, tiêu hóa, trao đổi chất, sinh lý và tăng trưởng của tôm.

Tôm bệnh
• 23:39 16/06/2024

Sử dụng hỗn hợp prebiotic trong Thủy sản: Kháng bệnh và miễn dịch

Hỗn hợp prebiotic, sự kết hợp β-glucan và MOS đã được báo cáo rộng rãi trong nhiều nghiên cứu rằng nó có thể làm tăng khả năng kháng bệnh của nhiều loại động vật thủy sản.

Cá nuôi
• 23:39 16/06/2024

Sử dụng hỗn hợp prebiotic trong Thủy sản: Sức khỏe và Tăng trưởng

Việc áp dụng prebiotic làm phụ gia thức ăn là một trong những cách khắc phục tình trạng lạm dụng kháng sinh trong quản lý sức khỏe loài thủy sản (Kari và cộng sự, 2021; Song và cộng sự, 2014; Zulhisyam và cộng sự, 2020).

Cá nuôi
• 23:39 16/06/2024

Cơ hội xuất khẩu thủy sản năm 2024 - 2025

Ngành thủy sản Việt Nam là ngành mới nổi với số lượng rất lớn và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Năm 2022, khối lượng xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD là cột mốc quan trọng; chúng tôi đặt mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2024 và 12 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, ngành thủy sản cần một chiến lược dài hạn toàn diện và sự hỗ trợ rộng rãi từ mọi phía để giúp họ đảm bảo những gì họ muốn đạt được trong giai đoạn giữa 2024 và 2025.

Cá
• 23:39 16/06/2024
Some text some message..