Tâm thư của đại gia thủy sản vỡ nợ

Ông Lâm Ngọc Khuân – Chủ tịch Công ty CP chế biến thực phẩm Phương Nam bỏ ra nước ngoài chữa bệnh, rồi viết bức thư cáo lỗi chủ nợ là các ngân hàng và chưa hẹn ngày trở về.

Bức “Tâm thư” của đại gia thủy sản Phương Nam sau khi bỏ đi sang Mỹ.
Bức “Tâm thư” của đại gia thủy sản Phương Nam sau khi bỏ đi sang Mỹ.

Ở quê nhà, nơi ông tạo dựng Công ty Phương Nam có tiếng ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả trên trường quốc tế. Những ngày trung tuần tháng 11, các nhà đầu tư và đại diện chủ nợ là 8 ngân hàng đang bàn cách thôn tính, chia nhau DN mà ông để lại.

Xin lỗi và chưa hẹn ngày về!

Không chỉ riêng ông Lâm Ngọc Khuân - một đại gia trong ngành thủy sản đất phương Nam bỏ ra nước ngoài trị bệnh trong thời điểm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp thủy sản lao đao, sống cầm cự với các khoản vay ngân hàng và mất khả năng thanh toán. Doanh nghiệp thủy sản lâm vào cảnh “ốm nặng” hàng loạt và đồng nghĩa các ‘đại gia’ cũng đổ bệnh và tìm đường ra nước ngoài với lý do chữa bệnh.

Các khoản nợ của Công ty Phương Nam gồm 8 ngân hàng, với số tiền lên đến 1.600 tỷ đồng.

Từ Mỹ, ông Lâm Ngọc Khuân đã gửi một bức tâm thư đến các chủ nợ, bày tỏ trong suốt thời gian qua đã đồng hành với doanh nghiệp và luôn tìm giúp phương hướng giải quyết trong những lúc khó khăn.

Rút được hàng trăm tỷ từ mỗi ngân hàng, ông Khuân đã cho đầu tư vào những tài sản cố định và khó có khả năng sinh lợi nhanh để trả nợ.

Để rồi, trong tâm thư ông Khuân viết có đoạn: “Tôi rất lấy làm tiếc thông báo rằng sức khỏe của tôi vẫn chưa ổn định, chưa được sự đồng ý của các bác sĩ tại Hoa Kỳ để có thể về Việt Nam trực tiếp thực hiện việc thỏa thuận với các ngân hàng về các khoản dư nợ. Để bàn giao tài sản Công ty và sắp xếp phương án tái cấu trúc doanh nghiệp”.

Trong thư, ông Khuân luôn nhận mình là người đứng đầu Công ty Phương Nam, rất mong muốn thực hiện đầy đủ trách nhiệm với các chủ nợ là ngân hàng. Mong muốn bàn giao tài sản, thương hiệu thủy sản Phương Nam lại cho các ngân hàng, tái cơ cấu và vực dậy giúp doanh nghiệp. Đó là nơi ông Khuân, cùng các thành viên trong HĐQT của gia đình và hàng ngàn công nhân lao động biết bao thời gian qua, đổ bao công sức, mồ hôi và cả nước mặt dựng nên cơ đồ.

Cuối thư, ông Khuân thể hiện: “Nếu điều kiện sức khỏe cho phép, tôi rất muốn trở về Việt Nam để cùng góp sức với các ngân hàng. Cùng nhau dựng xây, điều hành hoạt động của công ty…Bằng thư này, một lần nữa tôi xin gửi lời xin lỗi chân thành đến quý ngân hàng, về việc không có mặt trực tiếp để giải quyết công việc cùng ngân hàng trong giai đoạn nước sôi lửa bỏng hiện nay…”.

Vẫn điều hành từ Mỹ?

Công ty Phương Nam gồm có 4 thành viên HĐQT, trong đó có vợ và con gái là Lâm Ngọc Hân, người vừa mới bãi nhiệm chức vụ Giám đốc Công ty. Ngoài ra còn có Huỳnh Phúc Quế (cháu ông Khuân) là thành viên HĐQT duy nhất đang ở trong nước.

thuysanphuongnam

Khi “Doanh nghiệp trong tình thế nước sôi lửa bỏng”, từ Mỹ, ông đã có văn bản ủy quyền lại cho cháu là Huỳnh Phúc Quế toàn quyền quyết định giao dịch và mọi vấn đề liên quan đến sự “sống còn” của doanh nghiệp thủy sản Phương Nam. Từ đó, các chủ nợ là ngân hàng, nhà đầu tư và nhiều cơ quan chức năng khác lấy làm cơ sở để giao dịch, lập phương án, tìm nhà đầu tư tái cấu trúc doanh nghiệp, cố gắng vực dậy từ “vũng bùn” nợ nần 1.600 tỷ đồng đi lên…

Tuy nhiên, ông Huỳnh Phúc Quế (SN 1980) cũng không thể làm được gì nhiều để cứu vãn DN trong đống nợ nần chồng chất.

Tiếp đến, khi ông Trần Văn Trí (một nhà đầu tư) được các chủ nợ là các ngân hàng mời họp, cùng giúp đỡ tìm ra phương án tái cấu trúc, vực dậy doanh nghiệp thủy sản Phương Nam. Vẫn ở Mỹ, ông Lâm Ngọc Khuân tiếp tục ký quyết định bổ nhiệm ông Trí làm Giám đốc doanh nghiệp, đứng ra thương thảo chủ nợ và tìm phương án giải quyết nợ nần.

Mới đây, ông Huỳnh Phúc Quế thay mặt HĐQT ký văn bản phương án tái cấu trúc toàn diện doanh nghiệp thủy sản Phương Nam và các ngân hàng sẽ tham gia góp vốn dư nợ để cùng tái cấu trúc.

Tuy nhiên, điều mà nhiều người quan tâm là 4 thành viên trong HĐQT Công ty Phương Nam không còn phần trăm nào sau khi tái cấu trúc: “Ông Huỳnh Phúc Quế là thành viên HĐQT đang ở trong nước sẽ được đại diện một phần vốn góp do một tổ chức tín dụng nào đó ủy quyền”.

Ở Mỹ, không biết ông Lâm Ngọc Khuân có mong muốn trở về nước để cùng các chủ nợ là 8 ngân hàng, nhà đầu tư vực dậy trở lại thương hiệu thủy sản Phương Nam như tâm thư ông từng gửi về nước và hy vọng bấy lâu. Khi mà bao cơ nghiệp gia đình ông dựng nên tại Sóc Trăng, sắp được bàn giao hết lại cho chủ nợ điều hành, quản lý.

VEF
Đăng ngày 19/11/2012
Doanh nghiệp

[22-28/10/2024] Tháng 10 vàng - Ngàn ưu đãi

Cần sắm giá hời, ưu đãi tháng 10 liền tới!

Farmext eShop
• 12:01 21/10/2024

VietShrimp 2025: Hướng tới phát triển ngành tôm Việt Nam bền vững

Ngành tôm Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ để đối phó với những thách thức về môi trường và theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững. Đây này sẽ là chủ đề thảo luận chính, xuyên suốt tại kỳ Hội chợ VietShrimp 2025.

Vietshrimp 2025
• 15:47 16/10/2024

Điểm nhấn tại tuần lễ Sinh vật cảnh 2024

Tuần lễ Sinh vật cảnh năm 2024, do Chi hội Cá cảnh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), sự kiện lần này hứa hẹn mang đến một trải nghiệm sôi động và đa dạng cho những người yêu thích cá cảnh và thú cưng.

Tuần lễ Sinh vật cảnh
• 14:00 11/10/2024

Sinh nhật Farmext eShop 3 tuổi - Chơi Minigame vui trúng quà thiệt - Ưu đãi sốc duy nhất 22/09

Đặc biệt hơn chương trình khuyến mãi hàng tháng khác, cuối tháng 9 này chính là sinh nhật lần thứ 3 của Farmext eShop. Nhằm tri ân khách hàng đã luôn tin tưởng, đồng hành và ủng hộ trong suốt 3 năm qua, eShop mở ra các chương trình hấp dẫn gồm Minigame và ưu đãi hot duy nhất ngày 22/09. Cùng tham gia ngay - Nhận quà ngất ngây nhé!

Farmext eShop
• 11:20 13/09/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 08:58 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 08:58 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 08:58 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 08:58 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 08:58 16/11/2024
Some text some message..