Tận dụng nước thải trong nuôi ghép có thật sự an toàn?

Những mô hình tận dụng nguồn nước thải trong nuôi ghép có mang lại hiệu quả kinh tế và an toàn cho sức khỏe người ăn hay không?

xử lý nước thải
Nước thải đã qua xử lí

Ở Việt Nam đã có rất nhiều mô hình nuôi thủy sản ghép, nuôi kết hợp để tận dụng nguồn lợi từ nước thải trong quá trình nuôi như mô hình tôm – cá rô phi, cá tra – cá rô phi, tôm – sò huyết mang lại hiệu quả cao. Cá rô phi, sò huyết, … có tác dụng như  “máy lọc nước sinh học” góp phần giảm bớt lượng thuốc, hóa chất đưa xuống ao nuôi, giảm áp lực khí độc đáy ao và là giải pháp hữu hiệu trong bối cảnh các quy trình nuôi thâm canh tăng mạnh. Một số loài cá còn có thể làm thức ăn cho con người và vật nuôi, tuy nhiên có nhiều nghi vấn rằng: “Sử dụng các loài cá có sức chịu đựng độc tố lớn, có thể sống và phát triển bình thường dưới môi trường độc hại liệu có tích lũy lâu dài trong cơ thịt cá và có an toàn khi dùng làm thức ăn cho con người hay không ?”.

Theo một nghiên cứu mới, việc ăn cá được nuôi trong nước thải đã xử lý không đe dọa đến sức khỏe con người. Nhưng để có chất lượng thịt cá tốt nhất, các chủ cơ sơ nuôi phải có cho mình một quy trình xử lí nước thải đạt chuẩn và tuân thủ nghiêm ngặt các bước.

Quy trình xử lí nước thải tiêu chuẩn ba giai đoạn

Xử lý nước thải chính (Primary Wastewater Treatment)

Nước thải chưa qua xử lí chứa nhiều chất rắn có kích thước lớn như giấy vệ sinh, vải vụn, tã giấy, túi nilong. Các chất này cần được lấy ra trong công đoạn đầu tiên của quy trình xử lý, ít nhất là để tránh tắc nghẽn và có thể gây sự cố cho các thiết bị khác tại nhà máy xử lý nước thải. Nước thải được đưa qua một số bể chứa và bộ lọc tách nước ra khỏi các chất gây ô nhiễm, “bùn” còn lại sau đó được xử lí nhiệt trong đó quá trình xử lý tiếp theo. Lượng bùn này chứa gần 50% chất rắn lơ lửng trong nước thải.

Xử lý nước thải thứ cấp

Xử lý thứ cấp nước thải sử dụng quá trình oxy hóa để tiếp tục làm sạch nước thải. Điều này có thể được thực hiện theo một trong ba cách:

Lọc sinh học: Phương pháp xử lý thứ cấp nước thải này sử dụng các bộ lọc cát, bộ lọc tiếp xúc hoặc bộ lọc nhỏ giọt để đảm bảo loại bỏ trầm tích bổ sung khỏi nước thải. Trong ba bộ lọc, bộ lọc nhỏ giọt thường hiệu quả nhất để xử lý nước thải nhỏ.

Sục khí: là một quá trình lâu dài nhưng hiệu quả đòi hỏi phải trộn nước thải với dung dịch vi sinh vật. Hỗn hợp thu được sau đó được sục khí lên đến 30 giờ một lần để đảm bảo kết quả.

Ao oxy hóa:  thường được sử dụng ở những nơi ấm áp hơn. Nước thải được chứa ở những thủy vực tự nhiên như đầm phá trong một khoảng thời gian và sau đó được giữ lại trong hai đến ba tuần.

Xử lý nước thải cấp ba (Tertiary wastewater)

Là giai đoạn thứ ba và cuối cùng của quá trình làm sạch giúp cải thiện chất lượng nước thải trước khi nước được tái sử dụng, tái chế hoặc thải ra môi trường. Xử lý loại bỏ các hợp chất và chất vô cơ còn lại như nitơ và phốt pho nhưng không loại bỏ các hợp chất hữu cơ. Các chất như than hoạt tính và cát là một trong những vật liệu được sử dụng phổ biến nhất hỗ trợ quá trình này. Xử lý nước theo 3 bước trên là cơ sở cho các hệ thống xử lý nước thải truyền thống hoạt động, nếu am hiểu về quy trình này người nuôi có thể nâng cấp để đem lại hiệu quả tối ưu hơn.

Góc nhìn khoa học của mô hình tái sử dụng nước thải trong nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản bằng cách tái sử dụng nước thải đã xử lý cấp ba đang được thực hiện trên toàn thế giới, tuy nhiên nghiên cứu khoa học vẫn còn ít ỏi, đặc biệt là khía cạnh tích lũy sinh học trong cơ thịt cá của các các vi chất hữu cơ điển hình (OMPs) bao gồm các nguyên tố kim loại nặng, dược phẩm, hóa phẩm như thuốc trừ sâu, dung môi và chất tẩy rửa.

Trong một nghiên cứu thực nghiệm, cá chép được nuôi trong môi trường chứa 0%, 50% và 100% nước thải đã xử lý cấp ba trong 5 tháng. Mục tiêu là đánh giá mô hình nuôi cá trong nước thải đã qua xử lý có ảnh hưởng đến các đặc điểm quan trọng về hiệu quả kinh tế như tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng, sức khỏe của cá nuôi và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn liên quan đến an toàn thực phẩm và bảo vệ người tiêu dùng.

Kết quả sau thực nghiệm cho thấy, hàm lượng kim loại nặng trong cơ cá nằm dưới mức tối đa cho phép của FAO và EU, an toàn đối với sức khỏe người sử dụng. 7/40 OMPs được sàng lọc đã được phát hiện trong các mẫu nước ít nhất một lần. Trong số 19 OMPs được phân tích trong các mô cá, 4 OMPs được phát hiện ở những con cá bị phơi nhiễm. Carbamazepine (thuốc chống co giật) và diclofenac (chất chống viêm) đã được phát hiện trong cơ và gan cá được nuôi trong 50% và 100% nước thải đã xử lý cấp ba ở nồng độ có thể đo được. Nồng độ carbamazepine-epoxide và benadryl (diphenhydramine) nằm dưới mức giới hạn định lượng trong cơ của cá bị phơi nhiễm, trong khi diphenhydramine được phát hiện trên mức cho phép trong hai mẫu gan của cá được nuôi trong 100% nước thải đã xử lý cấp ba.

Dựa trên những phát hiện được trình bày, năng suất và thông số sức khỏe của cá không bị ảnh hưởng khi nuôi trong nước thải đã xử lý cấp ba, nước thải đã xử lý cấp ba có thể được sử dụng thành công để nuôi cá và cá nuôi đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn hiện có về tích lũy kim loại nặng. Tuy nhiên, vấn đề tích lũy OMPs cần được nghiên cứu thêm ở các loài cá và điều kiện nuôi khác nhau để đảm bảo tốt nhất sức khỏe cộng đồng.

Đăng ngày 31/03/2020
Đặng Tuấn @dang-tuan
Nuôi trồng

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 11:00 22/11/2024

Chất độc trong ao nuôi, mối nguy tiềm ẩn đe dọa sức khỏe tôm

Các chất độc phát sinh trong ao nuôi một trong những nguyên nhân khiến tôm còi cọc, stress, chậm phát triển, thậm chí là chết hàng loạt gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.

Nước ao tôm
• 09:49 21/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 23:54 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 23:54 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 23:54 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 23:54 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 23:54 22/11/2024
Some text some message..