Tàn phá cả cánh rừng ngập mặn xanh ngút ngàn để nuôi tôm

Để phát triển nghề nuôi tôm, những cánh rừng ngập mặn ven biển của huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đang ngày đêm bị chặt phá.

Tàn phá cả cánh rừng ngập mặn xanh ngút ngàn để nuôi tôm
Những ao nuôi tôm rộng mệnh mông trong khu vực rừng ngập mặn đoạn qua xã Quỳnh Thanh

Dọc theo bờ sông Mơ, đoạn qua xã Quỳnh Thanh (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), trước đây cây cối xanh tốt. Hiện nay, để nuôi tôm, nhiều khu vực bị người dân chặt phá, đào bới nham nhở.

phá rừng nuôi tôm, rừng ngập mặn, phá rừng ngập mặn nuôi tôm
Dân mặc sức đắp đập, be bờ vùng rừng ngập mặn thành ao, hồ nuôi tôm.

Một người dân địa phương cho biết, rừng ngập mặn xanh tốt từ lâu, nay đã bị người ta thuê máy múc vào đào khoét một cách ngang nhiên để khoanh bờ làm đầm nuôi tôm. Nhiều bờ bao được đắp lên trải dài cả trăm mét cắt xuyên cả rừng cây xanh ngút ngàn.

Theo quan sát của phóng viên VTC News, các loài cây rừng ngập mặn ở đây chủ yếu là cây đước, vẹt, sú...Riêng tại địa bàn xóm 4, xã Quỳnh  Thanh, ngoài đầm, ao nuôi tôm mới được đào đắp, khu vực ngoài đê sông Mơ còn có một số ao nuôi tôm đã được hình thành với diện tích cả héc-ta nằm trong vùng lõi của rừng ngập mặn.

Một số người dân địa phương cho biết thêm, mặc dù khu vực này thuộc vùng rừng ngập mặn nhưng khi bà con ra để chặt cây khai hoang, rồi thuê máy múc đào bới làm đầm nuôi tôm không thấy ai có ý kiến gì nên mạnh ai người nấy đào.

Được biết, vùng rừng ngập mặn toàn xã Quỳnh Thanh rộng 21,3 héc-ta nhưng diện tích ao, hồ nuôi tôm của người dân trong vùng đã chiếm tới 15,6 héc-ta. Do vậy, hiện tại diện tích cây có rừng chỉ còn hơn 5 hécta và đang ngày càng giảm.

Ông Hồ Xuân Xuyên, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Thanh cho biết, các đầm tôm ở đây chủ yếu được bà con đào đắp từ những năm trước. Diện tích đào bới đó thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình.

Không riêng gì xã Quỳnh Thanh, tình trạng phá rừng ngập mặn để nuôi tôm cũng đang xảy ra ở các xã lân cận như: Quỳnh Lương, Quỳnh Bảng Quỳnh Minh...

Nếu tình trạng này không được ngăn chặn kịp thời, rừng phòng hộ ven biển ở Quỳnh Lưu sẽ có nguy cơ bị xóa sổ.

phá rừng nuôi tôm, rừng ngập mặn, phá rừng ngập mặn nuôi tôm

Một diện tích rừng ngập mặn ở Quỳnh Thanh mới bị phá để làm ao nuôi tôm cạnh bên đường tỉnh lộ

Ông Trần Huy Đạt, Trưởng phòng Kế hoạch – Kỹ thuật, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Quỳnh Lưu cho biết, nguồn gốc rừng ngập mặn khu vực này trước đây là dự án do Hội chữ thập đỏ trồng. Thời điểm đó Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Quỳnh Lưu chưa được thành lập.

Do không được quản lý tốt nên đã xảy ra tình trạng phá rừng để làm đầm nuôi tôm. Ngoài những ao nuôi tôm được hình thành từ những năm trước, mới đây, Ban Quản lý rừng phòng hộ có phát hiện một vài ao được đào mới với diện tích 0,2 héc - ta.

Đoàn kiểm tra của huyện Quỳnh Lưu đã lập biên bản và đình chỉ một hộ dân đang đào ao nuôi tôm mới trong khu vực rừng phòng hộ.

phá rừng nuôi tôm, rừng ngập mặn, phá rừng ngập mặn nuôi tôm

Rừng ngập mặn dọc sông Mơ bị chặt phá.

Được biết, nhờ có nguồn vốn tài trợ từ các dự án phi Chính phủ của Nhật Bản và Đan Mạch, nhiều năm trước đây, diện tích rừng ngập mặn ven sông, biển của Quỳnh Lưu không ngừng tăng lên và phát triển tốt.

Lúc cao điểm, toàn huyện có trên 500ha rừng ngập mặn và rừng phi lao ven biển. Tuy nhiên, gần đây diện tích rừng ngập mặn đang có xu hướng giảm mạnh, đến nay chỉ còn còn khoảng 300ha.

VTC
Đăng ngày 21/08/2017
Phan Sáng
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 11:26 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 11:26 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 11:26 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 11:26 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 11:26 26/11/2024
Some text some message..