Tăng cường chống rét cho cây trồng, vật nuôi

Trước diễn biến của đợt rét đậm, rét hại, Sở NN&PTNT Hà Nội đã có công điện gửi các đơn vị trực thuộc và các quận, huyện, thị xã triển khai biện pháp chống rét cho cây trồng, vật nuôi.

chống rét cho gia súc
Chống rét cho gia súc tại xã Yên Bình, huyện Thạch Thất.

Theo Sở NN&PTNT, đợt rét đậm này sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và phát sinh dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi và nuôi trồng thủy sản. Để giảm thiệt hại thấp nhất cho cây trồng, vật nuôi và nuôi trồng thủy sản do rét đậm, rét hại gây ra trên địa bàn TP, UBND các quận còn sản xuất nông nghiệp, huyện, thị xã, các DN thủy lợi cần hướng dẫn, hỗ trợ vật tư, thiết bị chống rét (nếu có) cho hộ sản xuất trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản.

Đối với chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, tuyên truyền các biện pháp phòng chống đói, rét trên các phương tiện thông tin để các hộ chăn nuôi, các cơ sở, trại chăn nuôi, hộ nuôi trồng thủy sản được biết để thực hiện. Trong đó đối với chăn nuôi trâu, bò, áp dụng các biện pháp sưởi ấm cho trâu, bò vào ban đêm như ủ trấu, đốt lửa, lưu ý tránh gây hỏa hoạn hoặc bị hun khói quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cho trâu, bò. Ngoài thức ăn thô cần bổ sung thức ăn tinh như cám gạo, cháo nóng, các loại vitamin, khoáng chất. Đồng thời cho trâu bò uống đủ nước, trong những ngày giá rét cho trâu, bò uống nước ấm có hòa muối với lượng khoảng 9 - 10g/1lít nước ấm.

Cùng với đó, gia cố chuồng trại, dùng bạt dứa, tấm ni lông lớn hoặc các loại vật liệu khác để che kín chuồng hạn chế gió lùa trực tiếp. Dùng các loại chăn, áo cũ, bao tải gai hoặc các vật liệu khác để làm áo giữ ấm cho trâu, bò. Nếu nhiệt độ trong ngày dưới 130C không chăn thả trâu bò. Nhiệt độ ban đêm dưới 100C làm lò sưởi cho trâu, bò bằng ga, điện, ổ dấm, cần lưu ý thiết bị, vật liệu sưởi ấm an toàn cháy nổ.

Đối với chăn nuôi gia cầm, vật liệu làm chất độn chuồng luôn giữ khô, có thể tăng khối lượng so với những ngày bình thường. Đối với các loại gia cầm mọc lông chậm (gà Mía, gà chọi…) khả năng chịu lạnh kém cần có biện pháp chống rét thích hợp (che chắn chuồng tránh gió lùa trực tiếp, cung cấp nhiệt bằng các thiết bị sưởi, tăng cường cho ăn thức ăn có năng lượng cao…), không thả gia cầm ra vườn, đồi trong những ngày có rét đậm, rét hại. Đối với chăn nuôi lợn, gia cố, che chắn tránh gió lùa trực tiếp đối với chăn nuôi lợn ở các chuồng, trại hở. Chăn nuôi lợn trong các chuồng kín cần duy trì tốc độ quạt gió vừa phải đảm bảo lưu thông và độ thông thoáng không khí vừa đủ.

Đối với nuôi trồng thủy sản chịu lạnh kém, các ao nuôi thủy sản giống và thủy sản nuôi qua đông, tranh thủ lấy nước ở sông, hồ vào ao nuôi tăng độ sâu của ao nuôi so với bình thường. Che chắn tránh gió lùa vào mặt nước ao nuôi như thả thêm các loại bèo và bèo phải được quây gọn vào một góc ao chọn góc ao có hướng kín (ít gió lùa) để quản lý không để phát tán, tạo độ che chắn hạn chế gió lùa trực tiếp vào mặt nước ao nuôi.

Đối với trồng trọt, tăng cường công tác kiểm tra đồng ruộng, quyết liệt chỉ đạo thực hiện sử dụng ni lông loại trong suốt che phủ cho mạ mới gieo để tạo hiệu ứng nhiệt, giữ nước trong ruộng mạ, tuyệt đối không bón phân đạm cho mạ và giữ ấm bằng mùn, rơm rạ cho các vườn cây giống. Đối với diện tích rau màu nếu bị thiệt hại do rét đậm, rét hại nên tận thu và chuẩn bị nguồn hạt giống rau ăn lá ngắn ngày để gieo bổ sung khi thời tiết thuận lợi. Khi có hiện tượng sương muối, buổi sáng cần tưới phun hoặc dùng ô doa tưới nước để rửa lớp sương muối.

Sở NN&PTNT đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã theo dõi diến biến sản xuất trồng trọt, đàn gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn quản lý. Nếu có hiện tượng cây trồng, gia súc, gia cầm, thủy sản các loại bị thiệt hại do thời tiết rét đậm, rét hại gây ra cần kiểm tra, tổng hợp, lập biên bản xác định mức thiệt hại báo cáo kịp thời để được hỗ trợ thiệt hại theo quy định hiện hành.

Kinh Tế Đô Thị, 24/01/2016
Đăng ngày 25/01/2016
Thiên Tú
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 14:55 15/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 14:55 15/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 14:55 15/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 14:55 15/11/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 14:55 15/11/2024
Some text some message..