Tăng mức phạt gấp 10 lần cho hành vi bơm tạp chất vào tôm

Tại dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, Bộ Y tế đề xuất tăng mức phạt đối với hành vi trực tiếp đưa tạp chất vào thủy sản gấp 10 lần so với mức hiện nay.

Tăng mức phạt gấp 10 lần cho hành vi bơm tạp chất vào tôm
Đưa tạp chất vào thủy sản mức phạt tăng 10 lần

Theo Nghị định số 178/2013/NĐ-CP, phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi trực tiếp đưa tạp chất vào thủy sản. Tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất tăng mức phạt này gấp 10 lần thành từ 3 – 5 triệu đồng.

Bên cạnh đó, Bộ cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về phạt tiền đối với hành vi đưa tạp chất vào thủy sản, thu gom, sơ chế, bảo quản, chế biến, kinh doanh thủy sản có tạp chất. Cụ thể, bổ sung quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản, kinh doanh thực phẩm thủy sản (thủy, hải sản bị biến đổi về màu sắc, mùi vị; cấp đông, không có bao gói; thủy sản khô, thủy sản hấp...) có chất bảo quản là hóa chất cấm sử dụng theo một trong các mức sau đây:

Phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng đối với hành vi vi phạm điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản, kinh doanh thực phẩm thủy sản (thủy, hải sản bị biến đổi về màu sắc, mùi vị; cấp đông, không có bao gói; thủy sản khô, thủy sản hấp...) có chất bảo quản là hóa chất cấm sử dụng mà sản phẩm thực phẩm vi phạm có giá trị dưới 10 triệu đồng. Trường hợp sản phẩm thực phẩm vi phạm có giá trị từ 10 – 100 triệu đồng mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 50 – 100 triệu đồng.

Ngoài ra, một số mức phạt vẫn được Bộ Y tế đề xuất giữ nguyên như: Phạt tiền từ 5- 10 triệu đồng đối với hành vi vận chuyển thủy sản có tạp chất, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi thuê người khác vận chuyển thủy sản có tạp chất, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng đối với hành vi thu gom, bảo quản, kinh doanh thủy sản có tạp chất do được đưa vào; phạt tiền từ 70 – 100 triệu đồng đối với hành vi tổ chức đưa tạp chất vào thủy sản hoặc sơ chế, chế biến thủy sản có chứa tạp chất do được đưa vào.

Báo Chính Phủ
Đăng ngày 25/07/2017
Tuệ Văn

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Siêu sale cuối tháng - Xả láng săn deal

Quyết tâm định vị được ngày sale lớn trùng với ngày thành lập sàn Farmext eShop 22.09, nên cứ đến ngày 22 hàng tháng, tại eShop sẽ có một lần siêu khuyến mãi kéo dài trong vòng 1 tuần hoặc dài hơn.

Siêu sale
• 18:05 22/06/2024

Hiện trạng chế biến phế phụ phẩm tôm ở nước ta

Sau bài “Sử dụng phế phụ phẩm thủy sản trên thế giới và nước ta” trên Tép Bạc phản ánh thực trạng thiếu thông tin về lĩnh vực này ở nước ta, Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường cho hay, đã tổ chức điều tra ngành tôm nước lợ và cá tra, vừa có kết quả. Hiện trạng thu gom, bảo quản, vận chuyển và chế biến phế phụ phẩm tôm ở nước ta như sau.

Phế phẩm tôm
• 18:05 22/06/2024

Vật liệu làm chân cầu nhá tránh bị hư hại do nước mưa

Trong nuôi tôm, việc tạo ra môi trường sống tốt cho tôm là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và năng suất nuôi trồng. Một trong những yếu tố không thể thiếu là cầu nhá – nơi trú ẩn và sinh hoạt của tôm. Chọn vật liệu phù hợp để làm chân cầu nhá đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ bền, hiệu quả và an toàn cho tôm.

Cầu nhá ao tôm
• 18:05 22/06/2024

Nâng cao sản lượng trong nuôi tôm công nghệ cao

Nhiều mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao hiện nay, bà con áp dụng nhiều kỹ thuật mới vào sản xuất, nên sản lượng nuôi không ngừng được cải thiện.

Tôm thẻ
• 18:05 22/06/2024

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm và biện pháp phòng chống

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) còn được biết đến là “Hội chứng chết sớm”, do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Bệnh này có tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ chết có thể lên đến 90% sau 3-5 ngày phát hiện.

Tôm thẻ
• 18:05 22/06/2024
Some text some message..