Tăng sắc tố cho cá bằng cách cho ăn bột hoa Cúc vạn thọ

Nghiên cứu mới đây cho thấy rằng để tăng cường sắc tố của các đối tượng cá cảnh, các nhà khoa học đã sử dụng một nguyên liệu hết sức phổ biến. Qua đó giúp cho các loài cá cảnh có thể nâng cao giá trị về mặt thẩm mĩ.

Tăng sắc tố cho cá bằng cách cho ăn bột hoa Cúc vạn thọ
Nghiên cứu tăng sắc tố cho cá tai tượng. Ảnh minh họa: beke.co.nz

Màu sắc bên ngoài (sắc tố) là một tiêu chí góp phần vào giá trị của một sản phẩm thủy hải sản cũng như giá trị thẩm mỹ. Đặc biệt đối với các loài cá cảnh. Các loài cá cảnh được tạo hóa ban tặng với vô vàn những sắc tố khác nhau. Bên cạnh sự phát triển của công nghệ di truyền đã giúp các nhà sản xuất giống cá chọn tạo được những giống loài các cảnh hết sức phong phú và đa dạng. Thì việc sử dụng các thành phần thức ăn bổ sung vào chế độ ăn cũng giúp cá cải thiện màu sắc bên ngoài một cách hiệu quả. 

Nghiên cứu này của các nhà khoa học Trung Quốc nhằm xác định ảnh hưởng của các mức độ khác nhau của việc cho ăn bổ sung bột hoa cúc vạn thọ (Calendula officinalis) vào chế độ ăn của cá giúp cá cải thiện sắc tố bên ngoài.  


Hoa cúc vạn thọ - sắc tố tự nhiên cho động vật thủy sản. Ảnh: AllThatGrows

Hoa cúc vạn thọ có nhiều sắc tố như lutein, zeaxanthin và lycopene, các chất có tác dụng chống stress rất hiệu quả. Các nghiên cứu trước đây cho thấy khi bổ sung cúc vạn thọ vào thức ăn tôm giúp tôm tăng cường màu sắc sau khi chế biến. 

Bổ sung Cúc vạn thọ vào thức ăn của cá 


Ảnh: dicasdemulher

Cá tai tượng được cho ăn bổ sung bột hoa Cúc vạn thọ ở các liều lượng khác nhau tương ứng với các nghiệm thức: 0 (Đối chứng), 0.5% (M0.5), 1.5% (M1.5) và 2.5% (M2.5) đánh giá dựa trên sắc tố và hiệu suất tăng trưởng của cá Tai tượng sau nghiệm 70 ngày thí nghiệm.

Vào cuối thí nghiệm, phân tích không có sự khác biệt đáng kể (p> 0,05) được tìm thấy trong hoạt động tăng trưởng và thành phần cơ thể của cá. Các thông số màu (L *, a *, và b *) được đánh giá hàng tuần bằng cách kiểm tra tại cùng một vị trí sau khi cho cá hoạt động. Kết quả phân tích cho thấy rằng nhóm cá được cho ăn bổ sung bột Cúc vạn thọ có màu sắc bên ngoài sậm hơn so với nhóm cá đối chứng ở tuần 9 và 10. Cường độ màu vàng của M2.5 cao hơn đáng kể so với các nghiệm thức khác ở tuần 9. Da và vây đuôi khi phân tích các chỉ số Carotenoids, Astaxanthin, Canthaxanthin và β ‐ carotene cho thấy hàm lượng cao hơn nằm ở nhóm cá M2.5, khác biệt đáng kể (p <0,05) so với các nghiệm thức khác. 

Hàm lượng carotenoids tổng số, astaxanthin và canthaxanthin trên cơ của cá được cho ăn bổ sung cúc vạn thọ cao hơn đáng kể (p <0,05) so với nhóm đối chứng. Hàm lượng carotene trên cơ của nhóm M1.5 (1.5% ) và M2.5 (2,5%) cao hơn đáng kể (p <0,05) so với nhóm đối chứng. 

Kết luận 

Nghiên cứu này của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy rằng bột Cúc vạn thọ có thể được coi là một nguồn Carotenoid tự nhiên hiệu quả cho sắc tố của cá nuôi, đặc biệt là nhóm cá cảnh mà không có tác động tiêu cực nào đối với sức khỏe của cá. Bài báo cung cấp cho chúng ta một nguồn nguyên liệu vô cùng phổ biến tại Việt Nam giúp cho chúng ta nâng cao giá trị của các đối tượng cá cảnh một cách đơn giản.

Đăng ngày 22/10/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 10:55 24/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:55 24/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 10:55 24/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:55 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:55 24/12/2024
Some text some message..