Tăng thu nhập từ nuôi ấu trùng Artemia kết hợp làm muối nền đất ở Ninh Thuận

Hơn ba năm qua, nhiều trại sản xuất tôm giống ở Ninh Thuận hoạt động trở lại, cho nên nhu cầu dùng ấu trùng Artemia (loài bào xác nhỏ bé) làm thức ăn tươi sống cho con tôm giống ngày càng cao. Do đó, nhiều diêm dân ở huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) đã tự mở ra cho mình cách làm tăng giá trị kinh tế trên những ruộng muối bằng mô hình nuôi ấu trùng Artemia kết hợp sản xuất muối. Nhờ đó, bà con đã tăng thêm thu nhập đáng kể, đời sống được cải thiện và nâng cao hơn.

nuôi artemia và sản xuất muối
Nhờ mô hình nuôi ấu trùng Artemia kết hợp sản xuất muối trên cùng diện tích, hộ anh Lê Văn Tư ở Ninh Thuận tăng thêm thu nhập mỗi tháng 9 triệu đồng.

Khai thác hết diện tích

Hằng năm, diêm dân ở Ninh Thuận bước vào vụ sản xuất muối nền đất từ tháng 12 năm trước đến hết tháng 8 của năm sau. Năm nào nắng hạn kéo dài thì kết thúc niên vụ vào tháng 9. Theo phương thức sản xuất truyền thống, cứ 1 ha (10.000 m2) làm muối nền đất, diêm dân phải dành khoảng ba sào (3.000 m2) để làm hệ thống ao chứa liên thông, mỗi ao rộng từ 500 m2 đến 1 sào, sâu 40 cm dùng để chứa nước biển ban đầu có độ mặn nhẹ được bơm từ biển vào để phơi lộ thiên (hay còn gọi là giang nắng) khoảng 10 ngày cho nước biển ở ao chứa ban đầu bốc hơi và kết được độ mặn tăng dần từ 5 đến 8 độ muối, diêm dân tiếp tục dẫn nước kết ấy qua từng ao chứa kế tiếp cho đến ao chứa cuối cùng có độ mặn tăng lên 15 độ muối và cao hơn, thì mới dẫn nước ót này vào bảy sào ruộng để kết tinh muối. Sau đó, giang nắng thêm bảy ngày thì thu hoạch muối.

Gần đây, trong quá trình đợi nước biển trong ao chứa bốc hơi và có được độ mặn từ 5 đến 8 độ muối, diêm dân đã sáng tạo ra hình thức sản xuất kết hợp là tận dụng độ ấm thích hợp này thả trứng ấu trùng Artemia để nuôi và đã tăng thêm thu nhập đáng kể cùng với thu nhập muối trên cùng diện tích sản xuất. Như vậy, nếu trước đây, cứ 1 ha ruộng muối, diêm dân phải dành ra ba sào chỉ để làm hệ thống ao chứa, thì giờ đây, diêm dân có điều kiện tận dụng cả ba sào đó thả nuôi ấu trùng Atermia để tăng thêm thu nhập.

Anh Lê Văn Tư ở thôn Phương Cựu 2, xã Phương Hải, được coi là một trong những người tiên phong thực hiện mô hình sản xuất muối kết hợp nuôi ấu trùng Artemiam, cho biết: Trong diện tích là sáu sào, diện tích ô kết tinh muối là 4,5 sào, còn 1,5 sào, tui thả nuôi ấu trùng Artemia. Ban đầu, làm sạch ao chứa nước biển. Tiếp đó, mua trứng Artemia về cho vào xô nhựa hoặc thùng phuy và sục khí nhân tạo khoảng vài giờ để kích thích cho trứng nhanh nở ra ấu trùng rồi mang thả xuống ao chứa nước biển có độ mặn thấp đã giang nắng trước đó khoảng ba ngày, lúc này nước trong ao đã bốc hơi, tạo độ mặn từ 2 độ tăng lên 5 đến 8 độ mặn, đủ độ ấm cho ấu trùng Artemia sống và tăng trưởng. Khoảng 25 ngày sau thì thu hoạch và cứ cách bảy ngày, vớt ấu trùng ba ngày và bán cho các trại nuôi, sản xuất tôm giống với giá từ 90 đến 100 nghìn đồng/kg. Ngoài thu nhập từ muối, mỗi tháng gia đình anh tăng thêm 9 triệu đồng từ 1,5 sào nuôi ấu trùng Artemia.

Lãi nhiều hơn làm muối đất

Hiện tại, mô hình này đã giúp cho nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, cho nên đang được nhiều diêm dân tại Ninh Thuận nhân rộng. Lợi thế là diêm dân có thể kết hợp nuôi ấu trùng Artemia bất kỳ thời điểm nào trong mùa vụ sản xuất muối từ tháng 12 năm trước đến hết tháng 8 năm sau, vì lượng nước biển trong hệ thống các ao chứa có độ mặn từ 5 đến 8 độ muối luôn có sẵn quanh năm, rất lý tưởng để ấu trùng Artemia phát triển trong môi trường nước ấm.

Tại xã Phương Hải, huyện Ninh Hải có 150 hộ dân làm nghề muối với 92 ha, nhưng đến nay, đã có hơn 30 ha ruộng muối được người dân nơi đây chuyển sang nuôi Artemia, đáp ứng nhu cầu dùng Artemia làm nguồn thức ăn tươi sống cho con tôm giống tại các trại sản xuất tôm giống rất lớn, nên đầu ra của Artemia khá ổn định với giá từ 80 đến 100 nghìn đồng/kg, mang lại thu nhập khá cao cho diêm dân sống ở vùng biển.

Anh Võ Thành Năng, ở thôn Phương Cựu 2 cho biết, thu nhập từ bán ấu trùng Artemia cao hơn muối rất nhiều, tuy nhiên đầu tư ban đầu không cao. Bà con chỉ mua một hộp trứng giống Artemia khô (0,5kg) khoảng 1,2 triệu đồng, sau khi hoàn thiện các khâu làm vệ sinh ao chứa và sục khí để tạo tảo và một số loài phù du khác để tạo thức ăn cho Artemia sau khi trứng nở thành con, một hộp trứng giống có thể thả nuôi trên diện tích 1,5 sào. Artemia sinh sản rất nhanh, sau khi thả trứng xuống ao nuôi từ 10-15 ngày thì ấu trùng tiếp tục đẻ trứng, 25 ngày sau trứng cho thu hoạch liên tục từ tháng 12 năm nay đến tháng 6 năm sau. Mỗi ha nuôi Artemia cho sản lượng từ 100-150 kg/vụ, thu nhập hàng trăm triệu đồng/vụ, lãi hơn làm muối rất nhiều.

Mở hướng phát triển cho tương lai

Ông Lê Văn Lợi, Giám đốc Công ty sản xuất tôm giống Nam Thành Lợi ở huyện Ninh Hải cho biết, Artemia là loài bào xác nhỏ bé du nhập vào Việt Nam khoảng năm 1986, sau đó được thuần hóa và đưa vào sản xuất thương mại năm 1990. Trứng Artemia chứa rất nhiều dinh dưỡng, đóng vai trò quan trọng làm thức ăn trong sản xuất giống thủy sản, đặc biệt là tôm giống mà hiện chưa có sản phẩm thay thế. Tuy nhiên, với diện tích nuôi Artemia hiện nay, chưa đủ đáp ứng nhu cầu cho các công ty sản xuất tôm giống tại tỉnh, nên địa phương cần có chiến lược để mở rộng diện tích nhiều hơn để mở hướng cho diêm dân vươn lên làm giàu.

Theo anh Hồ Ngọc Xông, Cán bộ kinh tế-kế hoạch xây dựng xã Phương Hải, mấy năm gần đây, diêm dân biết kết hợp giữa làm muối và nuôi Artemia, bà con đã thật sự tăng thêm lợi nhuận hơn 30% diện tích đồng muối của mình, không chỉ tăng giá trị kinh tế mà còn khai thác đủ diện tích đất do mình bỏ chi phí đầu tư. Điều đặc biệt, nếu làm muối gặp lúc trời mưa, coi như diêm dân mất trắng, nhưng nuôi ấu trùng Artemia thì mặc dù trời có mưa hay nắng, diêm dân vẫn thu được trứng để bán cho các trại nuôi tôm giống và có lãi cao hơn. Sắp tới, xã sẽ nhân rộng hơn nữa mô hình này, vì đây cũng là một mô hình đóng góp tích cực trong chương trình xây dựng nông thôn mới của xã.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Thuận Trịnh Minh Hoàng cho biết, thành công bước đầu của mô hình nuôi Artemia kết hợp sản xuất muối tại Ninh Thuận cho thấy sự quyết tâm, chủ động trong chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu sản xuất của các cấp chính quyền và sự đồng thuận cao của nông dân. Mô hình không chỉ góp phần nâng cao giá trị sản xuất để tăng thêm thu nhập cho người dân vùng biển mà còn mở ra hướng đi mới trong thúc đẩy phát triển kinh tế biển.

Ninh Thuận hiện có hơn 4 nghìn ha sản xuất muối, trong đó tổng diện tích làm muối nền đất của diêm dân gần 500 ha. Nếu mô hình nuôi ấu trùng Artemia kết hợp trên diện tích đất sản xuất muối được mở rộng toàn bộ, thì đời sống của diêm dân Ninh Thuận sẽ được cải thiện và nâng lên rất nhiều trong tương lai.

Báo Nhân Dân
Đăng ngày 23/03/2017
Bài và ảnh: NGUYỄN TRUNG
Nuôi trồng

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 08:49 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 08:49 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 08:49 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 08:49 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 08:49 25/04/2024