Tăng trưởng kinh tế 2018: Đột phá từ con tôm

Một trong những giải pháp được UBND tỉnh đưa ra cho kế hoạch tăng trưởng kinh tế năm 2018 là tập trung phát triển diện tích và sản lượng tôm nuôi. Song, để thực hiện thắng lợi giải pháp này vẫn còn nhiều chuyện đáng bàn.

Tăng trưởng kinh tế 2018: Đột phá từ con tôm
Nông dân TP. Bạc Liêu thu hoạch tôm TC-BTC.
ĐÂU CHỈ CÓ CON TÔM CÔNG NGHIỆP

Với kịch bản tăng trưởng 7,5%/năm, thì diện tích nuôi trồng thủy sản của năm 2018 phải đạt trên 140.720ha, tăng 370ha và cho tổng sản lượng tăng thêm 8.000 tấn so với năm 2017. Trong đó, tập trung chủ yếu ở mô hình nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh (TC-BTC). Sản lượng này hoàn toàn có thể thực hiện được trong điều kiện năm 2018 các doanh nghiệp, hộ nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao đang tập trung đẩy mạnh mở rộng diện tích.

Mặt khác, khả năng thành công là rất sao, vì so với trước đây các mô hình nuôi tôm hiện nay được áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến. Và gần như người nuôi tôm có thể quản lý toàn bộ quá trình nuôi từ khâu đầu vào đến khâu thành phẩm thông qua việc gắn chíp quản lý nguồn tôm giống bố mẹ, kiểm tra các thông số về môi trường, thức ăn, dịch bệnh và có ngay các giải pháp xử lý. Các doanh nghiệp thành công với mô hình nuôi khép kín này như: Tập đoàn Việt - Úc, Công ty CP, Công ty TNHH SX&TM Trúc Anh, Công ty TNHH MTV Hải Nguyên...

Bên cạnh đó, thông qua việc chuyển giao mô hình, nhiều nông dân đã áp dụng thành công và đạt năng suất kỷ lục, với gần 100 tấn/ha/năm. Điển hình như các hộ Trần Văn Hiếu, Võ Văn Phong (xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình); Tạ Hoàng Nhiệm (xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải) và nhiều hộ nuôi tôm khác trên địa bàn TP. Bạc Liêu...

Qua đó cho thấy, nông dân hoàn toàn có thể làm giàu từ nuôi tôm. Tuy nhiên, để phát triển diện tích tôm nuôi, ngoài diện tích nuôi TC-BTC, các địa phương cần quan tâm phát triển thêm diện tích nuôi tôm nước lợ (lúa - tôm) và cả mô hình nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến kết hợp, vì diện tích nuôi tôm từ các mô hình này chiếm hơn 121.320ha. Trong khi, diện tích nuôi TC-BTC của tỉnh hiện nay chỉ chiếm khoảng 19.400ha.


Nông dân huyện Hồng Dân thu hoạch tôm nuôi trên đất lúa. Ảnh: L.D

Quan tâm đến vấn đề này, vì diện tích nuôi tôm từ các mô hình sinh thái sẽ góp phần tăng thêm sản lượng rất lớn, nếu diện tích được mở rộng và nâng chất mô hình từ thay đổi quy trình nuôi. Bởi mô hình nuôi tôm TC-BTC của 5 công ty nuôi tôm hàng đầu hiện nay như: Công ty TNHH SX&TM Trúc Anh, Công ty Cổ phần Việt Úc - Bạc Liêu, Công ty TNHH MTV Hải Nguyên, Công ty TNHH MTV Huy Long An - Bạc Liêu, Công ty Cổ phần CPVN - Chi nhánh Bạc Liêu, sản lượng năm qua chỉ đạt trên 1.550 tấn. Do vậy, muốn tăng sản lượng phải nhờ vào tăng diện tích từ các mô hình nuôi tôm khác.

Theo ông Phan Thanh Duy, Chủ tịch UBND huyện Hồng Dân: “Thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế của tỉnh, huyện sẽ tập trung mở rộng diện tích lúa - tôm và đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ để tăng năng suất cho con tôm lên 300kg/ha/năm, thay vì như trước nay là 250 kg/ha/năm, góp phần tăng thêm sản lượng cho năm 2018 là 1.200 tấn”.

GẶP KHÓ Ở ĐÂU?

Có  thể nói, một trong những khó khăn để thực hiện mục tiêu phát triển con tôm cho tăng trưởng kinh tế năm 2018 chính là vốn. Do phần đông doanh nghiệp, nông dân hiện nay đều khó tiếp cận vốn, nhất là đầu tư vốn cho nuôi tôm. Ông Dương Văn Thới, Chủ tịch UBND huyện Hòa Bình, cho biết: “Hiện nay nông dân rất khó vay vốn, những hộ nuôi tôm thành công trên địa bàn huyện gần như đều sử dụng nguồn vốn tự có. Khi vay vốn, các ngân hàng đòi phải có dự án hoặc mô hình và phải thẩm định tính hiệu quả. Trong khi nuôi tôm đến thu hoạch mới tính được hiệu quả”.

Trên thực tế, dù có dự án hay mô hình sản xuất hiệu quả vẫn khó tiếp cận vốn. Ông Đinh Vũ Hải, Giám đốc Công ty TNHH MTV Hải Nguyên (xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu) cho biết: “Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh của công ty rất hiệu quả và công ty đã từng làm dự án vay vốn để mở rộng sản xuất. Thế nhưng, để tiếp cận vốn vay không phải dễ vì thủ tục rất nhiêu khê. Do vậy, hoạt động nuôi trồng của công ty chủ yếu sử dụng vốn tự có”.

Theo các ngân hàng thương mại, lâu nay con tôm bị xếp vào nhóm rủi ro cao và nhiều ngân hàng đã “quay lưng” với con tôm. Nếu nợ xấu chiếm 3% thì ngân hàng đã bị đưa vào kiểm soát đặc biệt, trong khi đầu tư cho con tôm thì gần như 100% xếp vào nhóm bị rủi ro, nợ xấu!? Thậm chí ở nhiều địa phương, ngân hàng chỉ đầu tư cho cây lúa, còn con tôm thì không. Ông Trần Quốc Bằng (nông dân xã Phước Long, huyện Phước Long) nói: “Ở đây chủ yếu đầu tư vốn cho cây lúa, còn mô hình lúa - tôm cũng khó vay, dù mô hình lúa - tôm được xem là bền vững”.

Vậy, nếu không có vốn đầu tư cho con tôm thì làm sao phát triển sản xuất và thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng kinh tế? Do vậy, các ngân hàng cần tính lại bài toán đầu tư, nếu không đầu tư trực tiếp cho nông dân thì nên đầu tư cho các doanh nghiệp kinh doanh con giống, vật tư nuôi trồng thủy sản. Rồi các doanh nghiệp sẽ đầu tư lại cho nông dân. Làm được việc này, các ngân hàng sẽ hạn chế được rủi ro, vì các doanh nghiệp có tài sản, kho hàng để thế chấp. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng giảm được áp lực tài chính khi đã được các ngân hàng đầu tư. Rồi bản thân người nông dân cũng được lợi khi được các doanh nghiệp đầu tư theo quy trình khép kín. Và để thực hiện được giải pháp này, nhất định phải xây dựng cho được chuỗi liên kết sản xuất. Trong đó, hợp đồng mua bán vật tư, bao tiêu sản phẩm của doanh nghiệp và người nông dân phải được các ngân hàng xem như tài sản và niềm tin để mạnh dạn đầu tư vốn. Xét ở góc độ nào đó, đầu tư cho con tôm phát triển là chuyện phải làm, vì đây là mục tiêu chiến lược của Bạc Liêu trong hiện tại và cả tương lai, đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ chọn Bạc Liêu làm địa phương xây dựng thương hiệu và thủ phủ nuôi tôm công nghiệp của cả nước. Do vậy, các ngân hàng không thể đứng ngoài cuộc, vì sự phát triển của con tôm cũng chính là sự phát triển của các ngân hàng. Có vậy, Bạc Liêu mới có thể đột phá từ con tôm và góp phần hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2018.

Báo Bạc Liêu
Đăng ngày 24/04/2018
Lư Dũng
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 20:28 19/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 20:28 19/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 20:28 19/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 20:28 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:28 19/11/2024
Some text some message..