Tăng trưởng tại thị trường mực bạch tuộc Nhật Bản và EU

Tuy nhu cầu bạch tuộc và mực ống còn thấp nhưng các loài nhuyễn thể này vẫn phổ biến tại thị trường EU. Thị trường mực bạch tuộc Nhật Bản đang tăng trưởng mạnh.

bạch tuộc

Các nước sản xuất bạch tuộc như Ma rốc và Tây Ban Nha đều thực hiện các biện pháp để tăng trữ lượng loài này. Marốc ban hành lệnh cấm khai thác trong tháng 4 – 5/2013 để tăng 130% nguồn sinh khối so với thời điểm mùa xuân năm 2012. Tây Ban Nha đang thực hiện kế hoạch quản lý nguồn lợi trong mùa khai thác 2013 – 2014 nhằm giải quyết định trạng cập cảng sụt giảm từ 3.200 tấn xuống còn 1.800 tấn năm 2012. Nguồn trữ lượng bạch tuộc của Mauritania dồi dào nên sản lượng đánh bắt tăng.

Trong quý đầu năm 2013, Nhật Bản tăng NK bạch tuộc từ Marốc và Mauritania; tuy nhiên vẫn chủ yếu tăng NK từ Marốc trong khi nguồn cung từ Mauritania vẫn biến động.

Năm 2012, NK bạch tuộc vào Nhật Bản tăng mạnh. Xu hướng này vẫn tiếp tục trong quý đầu năm 2013 với mức tăng trưởng 87% so với cùng kỳ năm 2012, chủ yếu từ Marốc và Mauritania. NK từ Marốc tăng 8 lần, từ Mauritania tăng 47%. Ngược lại, NK từ Trung Quốc và Việt Nam giai đoạn này giảm. NK từ các nước khác không có biến động đáng kể.

Từ tháng 8 – 9/2012, bạch tuộc tại thị trường Nhật Bản không gặp biến động về giá, cho thấy thị trường đang rất ổn định.

Tại thị trường EU, kinh doanh bạch tuộc tăng nhưng không mạnh mẽ như tại thị trường Nhật. NK bạch tuộc vào Italy tăng 9%, Tây Ban Nha (41%). Ma rốc cũng là nhà cung cấp chính cho hai thị trường này.

Đối với sản phẩm mực ống, dự kiến sản lượng cập cảng mực ống của Ấn Độ tăng sau khi hết lệnh cấm khai thác tại Tamil Nadu. Giá mực tăng vì thiếu nguồn cung. Tuy nhiên, thị trường mực ống EU vẫn ảm đạm do suy thoái kinh tế, đặc biệt nhu cầu tiêu thụ tại Hy Lạp và Italy bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Xem chi tiết Báo cáo về Thị trường nhuyễn thể thế giới của Globefish (trang 24 - 28) tại đây

Theo Báo cáo Globefish/Vasep, 06/12/2013
Đăng ngày 07/12/2013
Ngọc Hà
Kinh tế

Tăng cường tiêu thụ nội địa: Thị trường thủy sản Việt Nam bùng nổ với cá lóc, ếch và cá nuôi biển

Trong những năm gần đây, thị trường tiêu thụ thủy sản nội địa Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là đối với các loại cá lóc, ếch và cá nuôi biển. Sự gia tăng này được thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, thay đổi trong thói quen ăn uống ưu tiên các sản phẩm thủy sản sạch, có nguồn gốc rõ ràng.

Chợ hải sản
• 10:47 11/02/2025

Tại sao cần chú trọng liên kết chuỗi sản phẩm

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng mà còn góp phần tạo việc làm và thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, để phát triển bền vững và nâng cao giá trị, việc liên kết chuỗi sản phẩm thủy sản trở thành một yếu tố thiết yếu. Liên kết chuỗi không chỉ giúp tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn mở ra nhiều cơ hội cho người nuôi, doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Thủy hải sản
• 09:34 10/02/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 08:00 31/01/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 08:00 29/01/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 02:15 19/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 02:15 19/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 02:15 19/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 02:15 19/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 02:15 19/02/2025
Some text some message..