Tạo đột phá cho nghề nuôi trồng thủy sản ở Xuân Lai

Nuôi trồng thủy sản (NTTS) là một trong những thế mạnh của xã Xuân Lai (Gia Bình), song cơ sở hạ tầng của xã chưa được xây dựng đồng bộ, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của người dân. Dự án “Đầu tư xây dựng hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại xã Xuân Lai” được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 1153/QĐ-UBND ngày 30-10-2014 được kỳ vọng tạo ra bước đột phá để phát triển NTTS bền vững, góp phần tăng thu nhập và đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới.

nuôi cá bán thâm canh
Nuôi cá theo hình thức bán thâm canh tại gia đình ông Lê Đình Vọng, thôn Xuân Lai, xã Xuân Lai (Gia Bình).

Với gần 200ha diện tích ao, hồ, xã Xuân Lai (thuộc vùng trũng của huyện Gia Bình) có nhiều điều kiện để phát triển NTTS. Tuy nhiên việc đầu tư cho phát triển NTTS chưa đáp ứng so với yêu cầu, nhiều người dân thiếu vốn cải tạo ao, hồ, trong khi giá các loại giống, thức ăn chăn nuôi tăng cao. Hệ thống điện, giao thông, thủy lợi đầu tư trước đây phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, khi chuyển sang NTTS không còn phù hợp…

Ông Lê Đình Vọng, chủ trang trại NTTS tại thôn Xuân Lai, xã Xuân Lai bày tỏ hy vọng: “Năm 2001, nhà tôi đấu thầu được 5000m2 đất trũng để vừa cấy lúa vừa thả cá. Do mực nước nông nên cá chậm lớn, vào mùa xuân thường bị dịch bệnh, năng suất kém. Chưa kể, đường giao thông nhỏ hẹp, gây khó khăn cho việc vận chuyển thức ăn, con giống cũng như thu hoạch cá khi vào vụ. Chúng tôi mong muốn sẽ được nhà nước hỗ trợ về cơ sở hạ tầng cả vùng nuôi giúp chúng tôi thâm canh ổn định hơn”.

Ngày 30-10-2014, UBND tỉnh có Quyết định số 1153/QĐ-UBND phê duyệt dự án “Đầu tư xây dựng hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại xã Xuân Lai”. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 35,8 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và địa phương, do UBND huyện Gia Bình làm chủ đầu tư trên diện tích 26ha, bao gồm các hạng mục chính: Xây dựng đường vào khu NTTS, ao NTTS, tuyến kênh chính cấp nước cho khu NTTS, tuyến kênh  nhánh cấp nước cho các ao, tuyến kênh tiêu thoát nước cho khu NTTS, khu xử lý môi trường, hệ thống điện phục vụ sản xuất, chiếu sáng và sinh hoạt… với thời gian thực hiện từ năm 2014-2016.

Dự án nhằm tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi diện tích đất trũng, cấy lúa một vụ năng suất bấp bênh và các ao, hồ nhỏ lẻ thành các ao, hồ lớn có sức chứa bình quân khoảng 450.000m3 để nuôi cá, tôm và các loại thủy sản khác có hiệu quả kinh tế cao. Phấn đấu đưa năng suất khai thác tại khu NTTS bình quân đạt từ 10 tấn/ha/năm trở lên, qua đó hình thành vùng NTTS tập trung có giá trị kinh tế cao, tiến tới xuất khẩu, nâng cao thu nhập cho người lao động.

Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Lai Trần Văn Hoa cho biết: “Từ khi dự án được phê duyệt, chính quyền và người dân xã Xuân Lai, nhất là các hộ trong vùng NTTS rất phấn khởi, kỳ vọng về một vùng NTTS với hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ sẽ được đưa vào sử dụng đúng kế hoạch. Để phát triển NTTS bền vững, xã mong muốn các cấp, ngành chức năng tiếp tục có những chính sách quan tâm, hỗ trợ, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, tạo thuận lợi cho người dân đầu tư mở rộng sản xuất”.

Theo ông Bùi Thế Sẫm, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Gia Bình, Giám đốc BQL dự án, đến nay, các đơn vị chức năng đã tiến hành khảo sát, thiết kế và thẩm định, chuẩn bị các phương án đấu thầu, thi công. Để đẩy nhanh tiến độ dự án, trong thời gian tiếp theo, Xuân Lai cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền cho người dân, thông báo tới các chủ hộ trong vùng nuôi tạm dừng tái đàn, bảo đảm về mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khởi công trong tháng 12.

Kết quả của dự án sẽ là cơ sở cho việc mở rộng quy mô chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý cho các vùng có điều kiện tự nhiên tương tự như Song Giang, Quỳnh Phú, Giang Sơn, Nhân Thắng… Qua đó, thay đổi tư duy, tập quán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún của người dân sang sản xuất hàng hóa tập trung, phát huy thế mạnh của nghề NTTS, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.

Báo Bắc Ninh, 18/11/2015
Đăng ngày 19/11/2015
Việt Anh - Huyền Thương
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 17:35 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 17:35 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 17:35 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 17:35 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 17:35 25/11/2024
Some text some message..