Tảo: Khám phá giới tính, tác nhân thời tiết và triển vọng năng lượng sinh học

Các nhà khoa học thuộc Đại học Khoa học và Công Nghệ Na Uy (Norwegian University of Science and Technology (NTNU)) đang tập trung nghiên cứu thế giới bí mật của loài tảo nhằm tìm ra cách tốt nhất để khai thác và sử dụng chúng.

Tảo
Ảnh minh họa (Tepbac.com)

Đã có một số nghiên cứu đang tập trung vào giới tính của tảo – một lĩnh vực mới lạ. "Về cơ bản, tảo sinh sản bằng phương thức phân chia tế bào, ở đó tảo trở nên nhỏ hơn sau mỗi lần phân chia do có vách tế bào, cho đến khi chúng đột nhiên chuyển sang sinh sản hữu tính," giáo sư sinh học Atle Bones thuộc NTNU, cho biết.

"Chúng tôi đã tìm ra rằng, khi tảo ở một kích thước nhất định, chúng chuyển sang kiểu mang giới tính và bắt đầu giao hợp. Điều khiển hoạt động sinh sản hữu tính này là một bước tiến rất quan trọng trong nghành nghiên cứu sinh học, bởi vì nó cho phép chúng ta kiểm soát được sự phát triển của chúng," Ông cho biết thêm.

Việc kiểm soát này là một công cụ quan trọng cho các nhà khoa học trong nuôi trồng tảo. Các nhà khoa học cần điều khiển quá trình sinh sản của tảo và lựa chọn đặc tính mong muốn. Việc nuôi cấy tảo ở quy mô thương mại đòi hỏi khả năng kết hợp các đặc tính từ các giống khác nhau. "Sự kết hợp đa dạng này có thể tạo ra cơ sở cho việc sản xuất thực phẩm, hóa chất, năng lượng sinh học và vật liệu," Bones cho biết.

Tảo – Tác nhân gây mưa

Một khám phá quan trọng khác là một số loài tảo biển làm các hợp chất lưu huỳnh bốc hơi khỏi đại dương.

Trong một số trường hợp, các hợp chất này có vai trò như là những điểm hội tụ (những hạt nhân) gồm nước cùng với những hạt vật chất khác và tạo ra những giọt nước rồi tạo thành mây. Đặc điểm của hiện tượng này hiện vẫn chưa rõ, nhưng nếu gió đẩy những đám mây này vào đất liền, thì sẽ xuất hiện mưa.

Điều này có nghĩa rằng, việc tảo nở hoa sẽ ảnh hưởng đến thời tiết. "Một lượng lớn tảo được nuôi trồng ở Biển Bắc có thể lý giải cho hiện tượng mưa nhiều ở Na Uy," theo Bones.

Tảo - Triển vọng pin mặt trời

Một lĩnh vực khác mà các nhà khoa học đang nghiên cứu là cách tảo phản ứng lại với ánh sáng. Một số loại tảo tạo ra các chất mà có thể bảo vệ chúng trước ánh sáng như một kiểu chống nắng.

Số khác thì có hệ thống phễu lọc ánh sáng mà chúng có thể cho một lượng nhất định ánh sáng đi qua, bằng việc mở rộng hay thu nhỏ phễu, hoặc điều chỉnh mật độ chất lọc ở trong phễu. Nghiên cứu này được thực hiện trên tảo cát, bởi nghiên cứu viên Gabriella Tranell thuộc NTNU, đã tìm ra những cơ sở mới có thể ứng dụng trong phát triển pin mặt trời./.

Theo Sciencedaily, 6/11/2013
Đăng ngày 09/11/2013
Nguyễn Dương
Thế giới

Mực ma cà rồng: Sinh vật có lai lịch và hành tung bí ẩn

Dưới lòng đại dương sâu thẳm và tăm tối, có một sinh vật biển có ngoại hình kỳ dị và hành tung hết sức bí hiểm trú ẩn, các nhà khoa học đặt tên cho chúng là “mực ma cà rồng đến từ địa ngục”.

Mực ma cà rồng
• 12:02 17/09/2024

Tôm Indonesia: Tính cạnh tranh vượt trội và cơ hội chinh phục thị trường toàn cầu

Tôm Indonesia đang nổi lên như một ứng viên tiềm năng trên thị trường thủy sản toàn cầu, nhờ vào chất lượng tự nhiên vượt trội và sự tăng trưởng ổn định trong sản lượng.

Trại tôm
• 14:00 10/09/2024

Ngành tôm Ấn Độ mất 500 triệu đô la vì lệnh cấm của Hoa Kỳ

Năm 2024, ngành tôm Ấn Độ đối mặt với một cú sốc lớn khi Hoa Kỳ, một trong những thị trường xuất khẩu chủ chốt, áp đặt lệnh cấm đối với các sản phẩm tôm nhập khẩu từ quốc gia này.

Tôm thẻ
• 11:10 09/09/2024

Cá mập yêu tinh: Chuyên gia sống đời “ẩn danh”

Trong họ cá mập có ghi danh một loài cá được gọi là cá mập yêu tinh mà theo ghi nhận của nhiều nhà khoa học thì số lần chúng xuất hiện vô cùng ít ỏi. Điều bất ngờ là dù nằm trong họ cá mập, nhưng chúng lại có ngoại hình khác xa với những anh em của mình.

Cá mập yêu tinh
• 10:07 06/09/2024

Lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạt vi sinh
• 18:23 06/10/2024

Tôm hùm Bình Ba: Niềm tự hào của vùng biển Khánh Hòa

Tôm hùm đảo Bình Ba, Khánh Hòa là một đặc sản biển nổi tiếng với hương vị tươi ngon, thịt chắc và giàu dinh dưỡng. Được nuôi trồng trong môi trường biển trong lành, tôm hùm Bình Ba không chỉ thu hút du khách mà còn đóng góp quan trọng vào kinh tế địa phương, giúp đảo này trở thành "Quốc đảo tôm hùm" của Việt Nam.

Quốc đảo tôm hùm
• 18:23 06/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 18:23 06/10/2024

Khuyến cáo bảo vệ các lĩnh vực thủy sản khi có bão

Từ tháng 10-12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng xuất hiện bão trên biển Đông xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình hàng năm (4,5 cơn bão) và đổ bộ vào đất liền cao hơn trung bình hàng năm (1,9 cơn bão), tập trung ở Trung Bộ và phía Nam. Mùa mưa ở Nam Bộ có thể đến nửa cuối tháng 12/2024 mới kết thúc, muộn hơn bình thường. Bão gây mưa to, sóng biển cao ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng, khai thác thủy sản và chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ.

Ao nuôi
• 18:23 06/10/2024

Cá ngọc trai và chiếc “hầm trú ẩn” lạ kỳ

Thế giới đại dương không chỉ là phần không gian bí ẩn đối với con người mà những sinh vật biển với sở thích, tập tính quái dị cũng thu hút chúng ta tìm hiểu không kém. Chẳng hạn như câu chuyện “cộng sinh” kỳ lạ giữa cá ngọc trai và hải sâm dưới đây.

Cá ngọc trai
• 18:23 06/10/2024
Some text some message..