Tạo màu sắc đẹp cho tôm để tăng giá trị thương phẩm

Sau cả một quá trình nuôi tôm vất vả, người nuôi còn phải đối mặt với giá cả khi thu tôm. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá tôm đó chính là màu sắc tôm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bà con cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm đẹp
Màu sắc của tôm là yếu tố giúp tôm tăng giá trị thương phẩm

Tìm hiểu về cơ chế tạo màu ở giáp xác 

Ở loài giáp xác, màu sắc đa dạng và các hoa văn phức tạp trên vỏ được hình thành nhờ tương tác giữa Protein Crustacyanin và Carotenoid Astaxanthin là sắc tốc quan trọng ở giáp xác. 

Giáp xác không có khả năng tự tổng hợp Carotenoid Astaxanthin nên phải lấy từ thức ăn. Carotenoid là chất chống oxy hóa mạnh, có vai trò trong việc duy trì sức khỏe và tạo màu sắc đặc trưng.  

Màu sắc giúp giáp xác ngụy trang, giao tiếp, tìm bạn tình và nhiều khả năng đặc biệt khác. Giáp xác có thể thay đổi màu sắc nhờ vào sự co hay phân tán của các tế bào sắc tố, cụ thể tế bào sắc tố co sẽ làm tôm trở nên trong suốt hơn. Ở các loài giáp xác có vỏ dày như cua hoặc tôm hùm, thay đổi sắc tố theo môi trường, có phần chậm hơn những loài có vỏ mỏng. 

Cơ chế tạo ra màu sắc hay cơ chế độc nhất trên giáp xác là một loại protein gọi là Crustacyanin trên giáp xác (tôm, cua, tôm hùm,...) tương tác riêng biệt với Carotenoid Astaxanthin làm thay đổi màu sắc của Astaxanthin từ đỏ sang các loại màu nhìn thấy được khác trên vỏ tôm.  

Con tôm đẹp sẽ có những đặc điểm nào? 

Ở một con tôm đẹp, bà con sẽ gặp các đặc điểm sau đây: 

- Quan sát bên ngoài lớp vỏ kitin sẽ thấy lớp vỏ bóng, sạch, không bị đóng rong, đóng nhớt, mang màu sắc đặc trưng của loài  

- Vỏ tôm cứng cáp bọc ngoài lớp thịt mập tròn. Khi luộc lên tôm có màu đỏ cam rất bắt mắt, kích thích vị giác. 

- Râu, chân, đuôi đầy đủ và nguyên vẹn, không bị mòn. 

- Gan tụy có chức năng hấp thụ và dự trữ chất dinh dưỡng, nằm giữa tim và đường ruột. Tôm khỏe tức gan tụy phải to, sắc nét, có màu nâu vàng đến đen. 

- Đường ruột thẳng, to, đen, chứa đầy thức ăn, không bị dích dắc và không có đoạn bị rỗng không có thức ăn. 

Màu đỏ rực của tômTôm khi luộc lên sẽ có màu đỏ rực thu hút người dùng

Các yếu tố ảnh hưởng đến màu tôm 

Màu tôm bị ảnh hưởng bởi sự tương tác của một số yếu tố, trong đó lượng sắc tố caroten trong chế độ ăn uống, sự phân bố các sắc tố dưới da, màu nền, chu kỳ sáng, cường độ ánh sáng, tình trạng căng thẳng, nhiệt độ, kim loại nặng (chủ yếu là đồng) và di truyền. Đặc biệt thường gặp ở ao nuôi lâu năm, vùng đất độ mặn thấp, nuôi công nghệ cao mật độ cao… thì màu tôm không đẹp, tôm màu xanh. 

Do chế độ ăn và màu nền ao nuôi 

Thức ăn có bổ sung Astaxanthin hoặc Canthaxanthin (Carotenoid), được biết đến là các sắc tố màu đỏ thẫm được tìm thấy trong rất nhiều loài sinh vật biển, đặc biệt là cá hồi, cá mú đỏ, tôm, krill hoặc tảo biển giúp tăng màu tôm.  

Người ta thấy rằng sự kết hợp của chế độ ăn và màu nền ao nuôi tôm ảnh hưởng đến màu tôm. Tôm nuôi trong chất nền màu trắng cho thấy màu sắc kém, tuy nhiên khi được đặt trong chất nền tối, chúng có màu trung gian và đặc biệt màu tôm được cải thiện khi cung cấp thêm astaxanthin thông qua chế độ ăn để khắc phục tôm màu xanh. 

Do điều kiện ao nuôi, vùng đất, màu nước  

Màu đỏ của tôm thường xảy ra do hiệu ứng nhiệt hoặc stress oxy, nhưng hiệu ứng có thể giảm đi khi loại bỏ căng thẳng. Ngoài ra các kim loại như cadmium, đồng, chì và thuỷ ngân kết hợp với astaxanthin và hình thành các phức hợp mới có màu đỏ sậm hơn. Vùng đất, màu nước (màu tảo) có ảnh hưởng rất lớn đến màu sắc tôm, trong ao nuôi ngoài tự nhiên động vật thủy sản hấp thụ Canthaxanthin khi ăn tảo biển, động vật phù du, giáp xác (tôm, cua, ghẹ...)…do đó tôm nuôi quãng canh, quãng canh cải tiến nên màu đẹp hơn. 

Do di truyền và hậu nhiễm bệnh 

Tôm có sắc tố màu vàng kim hoặc màu xanh có thể do biến đổi gen (không bệnh không chết). Tôm bệnh hoặc sốc môi trường có các tế bào sắc tố luôn nở to, làm tôm có màu sậm. 

Gan tụy là nơi chứa sắc tố Carotenoid chủ yếu ở tôm. Khi các tác nhân gây bẹnh tấn công làm tổn hại tế bào ống gan tụy sẽ giải phóng sắc tố Carotenoid này và theo máu tôm chảy khắp cơ hteer làm tôm có màu đỏ. Khi này, các tế bào sắc tố cũng đồng thời trương to. 

Tôm nhiễm độc kim loại nặng như đồng, thủy ngân cũng có màu sắc đậm hơn bình thường. 

Ao nuôi tôm Điều kiện môi trường nuôi cũng ảnh hưởng đến quá trình lên màu của tôm

Bổ sung Astaxanthin và khoáng chất vào thức ăn 

Dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo sắc tố ở tôm, người nuôi tôm nên thiết kế ao nuôi, lựa chọn địa điểm nuôi, gây màu tảo, quản lý môi trường, con giống…sao cho phù hợp để tránh ảnh hưởng đến màu sắc, đồng thời bổ sung một số sắc tố tạo màu và khoáng để ngăn ngừa tôm bị mềm vỏ, màu sắc không đẹp, tôm màu xanh,... 

Màu sắc của tôm do các sắc tố tạo ra, nó đóng vai trò quan trọng trong việc ngụy trang. Và sắc tố tạo nên màu đỏ cam cho tôm đó chính một loại carotenoid gọi là Astaxanthin. 

Bình thường khi tôm còn sống, sắc tố này không thấy được do bị bao bọc bởi các chuỗi protein khác nên tôm có màu xanh đen (tôm sú) hoặc vàng nhạt (tôm thẻ). Sau khi luộc chín, các protein khác bị phá hủy và phân giải ở nhiệt độ cao, sẽ làm hiện ra màu đỏ cam do Astaxanthin chưa bị phân hủy. 

  • Cách dùng:  

- Sử dụng 1g/3kg thức ăn. 

- Cho ăn 10 ngày trước khi thu hoạch. 

- Khi tôm lột cuối vụ dùng 1g/kg thức ăn 

Vì vậy, để tăng giá trị con tôm khi thu hoạch, bà con nên cần lưu ý các vấn đề giúp tôm có được màu sắc đẹp, hấp dẫn. 

Đăng ngày 20/11/2023
Thuần Phạm @thuan-pham
Kỹ thuật

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 10:29 23/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 04:35 26/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 04:35 26/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 04:35 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 04:35 26/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 04:35 26/12/2024
Some text some message..