Tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm mới xuống giống

Đối với tôm mới xuống giống, khoãng thời gian đầu tôm sẽ chưa ăn được thức ăn công nghiệp dạng viên. Vì vậy, bà con thường sử dụng thức ăn dạng tự nhiên cho tôm. Nhưng để có thể cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên, bà con có thể làm theo hướng dẫn dưới đây.

Tôm giống
Nên chọn lựa nguồn giống uy tín, chất lượng. Ảnh: vibo.com.vn

Thức ăn tự nhiên bao gồm những loài nào? 

Thức ăn tự nhiên là những thức ăn được tạo ra từ chính ao nuôi để tôm có thể bắt ăn được. Là một phần của mạng lưới thức ăn trong hệ sinh thái dưới nước bao gồm: tảo, tất cả các sinh vật sống trong nước như sinh vật phù du, sinh vật bám, phiêu sinh vật và sinh vật đáy. 

Trong nguồn thức ăn tự nhiên tảo là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn và là nguồn thức ăn rất quan trọng đối với ấu trùng của tôm. Tảo phát triển tốt sẽ tạo điều kiện cho các phiêu sinh động vật và động vật đáy sinh trưởng, phát triển nhanh chóng. 

Thức ăn tự nhiên hỗ trợ sức khỏe tôm giai đoạn vừa thả 

Ở giai đoạn này, tôm có kích thước rất nhỏ, hệ thống tiêu hóa lẫn enzyme đều chưa hoàn chỉnh. Thức ăn tự nhiên đóng vai trò rất quan trọng và là nguồn thức ăn chính của tôm 

Tôm giốngỞ giai đoạn này tôm thường ăn những loại thức ăn tự nhiên. Ảnh: chuyengiatom.com

Các loại thức ăn tự nhiên giúp: 

- Cung cấp nguồn axit amin và enzyme thiết yếu cho tôm 

- Bổ sung nguồn protein phong phú cho quá trình tăng trưởng diễn ra nhanh hơn 

- Thức ăn tự nhiên là nhân tố giúp duy trì dòng năng lượng và chu kỳ dinh dưỡng trong ao. Cụ thể, trong quá trình nuôi, phân và thức ăn thừa của tôm sẽ được vi khuẩn chuyển hóa thành chất dinh dưỡng. Những chất dinh dưỡng này được các sinh vật phù du sử dụng cho quá trình sinh trưởng, phát triển 

- Làm giảm hàm lượng amoniac và nitrat là nguyên nhân hình thành nên khí độc có thể gây ảnh hưởng xấu đến tôm (như là ức chế hệ thống miễn dịch). 

- Giúp quản lý môi trường, tình trạng ô nhiễm của nước ao 

Gây màu nước ao nuôi để tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên 

Hiện nay, cách để tạo ra thức ăn tự nhiên phổ biến nhất đó chính là gây màu nước cho ao. Lượng thức  ăn tự nhiên trong ao tôm nhiều hay ít, có chất lượng hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng nhất là chất lượng nước ao. 

Người nuôi có thể lựa chọn gây màu nước bằng nhiều cách như: 

Gây màu nước bằng cám gạo, bột cá, bột đậu nành 

Tỉ lệ: Gồm 2 kg cám gạo hoặc cám ngô + 1 kg bột cá + 2 kg bột đậu nành và trộn đều hỗn hợp trên sau đó nấu chín, ủ kín từ 2 – 3 ngày là dùng được. 

Liều lượng 3 – 4 kg/1.000 m3 nước, bón liên tục trong 3 ngày, cho đến khi ao lên màu đẹp, đạt độ trong 30 – 40 cm thì tiến hành thả giống 

7 ngày sau bón bổ sung, liều lượng giảm 1/2 so với ban đầu bà con căn cứ màu nước để bổ sung. 

Gây màu nước bằng mật rỉ đường, cám gạo, đậu nành 

Gồm 3 kg mật đường + 1 kg cám gạo hoặc cám ngô + 3 kg bột đậu nành và trộn đều hỗn hợp sau đó ủ kín trong 12 giờ là dùng được. 

Liều lượng 2 – 3 kg/1.000 m3 nước, bón liên tục trong 3 ngày, cho đến khi ao lên màu đẹp, đạt độ trong 30 – 40 cm thì tiến hành thả giống 

7 ngày sau bón bổ sung, liều lượng giảm 1/2 so với ban đầu bà con căn cứ màu nước để bổ sung. 

Ủ men vi sinhThành phẩm sau khi ủ sẽ có màu vàng sậm. Ảnh: biogency.com.vn

Gây màu nước bằng chế phẩm vi sinh   

1 lit EM gốc + 1 lít mật rỉ đường + 2 kg cám gạo + 10g muối + 46 lit nước sạch —(ủ kín 5-7 ngày)—>  50 lit EM thứ cấp 

Sử dụng 10 lít EM thứ cấp đánh cho 1.000 m2, 2 ngày đánh 1 lần, chạy quạt liên tục đến khi đạt được màu nước đẹp: màu trà hoặc màu xanh nhạt (màu chuối non), tạo được nguồn thức ăn tự nhiên ban đầu cho tôm, tôm nhanh lớn, phát triển tốt, giúp tiết giảm chi phí, hiệu quả kinh tế tăng cao. 

Cung cấp các thức ăn tự nhiên bên ngoài vào ao 

Ngoài ra, có một số loại thức ăn tự nhiên tôm có thể ăn nhưng lại không có trong ao. Người nuôi có thể dùng cách đem vào ao để tôm có thể sử dụng như: Crill, rotiper, copepoda, Moina, Daphnia, Trùn chỉ, trùn huyết, giun nhiều tơ, ốc gạo, hến sữa, chem chép,.... 

Đăng ngày 18/12/2023
Thuần Phạm @thuan-pham
Nuôi trồng

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 10:05 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 03:39 28/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 03:39 28/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 03:39 28/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 03:39 28/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 03:39 28/04/2024