Tập huấn kỹ thuật nuôi cá – lúa

Nuôi cá kết hợp lúa là một hình thức sản xuất có từ lâu đời ở cả vùng đồng bằng và trung du miền núi. Tuy nhiên trước đây các hộ nông dân đều áp dụng hình thức sản xuất này một cách đơn giản chứ không áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến hay tính toán hiệu quả.

tập huấn cá lúa
Các học viên thảo luận nhóm

Xác định đây là một hình thức sản xuất rất có hiệu quả với người nông dân để ổn định thực phẩm hàng ngày và tạo nguồn hàng hóa trao đổi, năm 2012, Bộ Nông nghiệp & PTNN đã giao cho Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thực hiện dự án “Phát triển mô hình nuôi cá – lúa”.

Nằm trong kế hoạch hoạt động của dự án, trong 3 ngày, từ 28 – 30/6/2013, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã mở lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá – lúa tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Đến tham dự lớp tập huấn có hơn 30 học viên là các nông dân trực tiếp sản xuất, các khuyến nông viên cơ sở và các cán bộ khuyến nông chuyên sâu của tỉnh. Nhận thấy vai trò quan trọng của việc truyền tải kiến thức về vấn đề nuôi cá – lúa với các thành phần học viên trong tỉnh, bà Vũ Thị Nga – PGĐ Trung tâm Khuyến nông Hà Nam đã đến khai giảng lớp học, phát biểu cảm ơn TTKNQG đã quan tâm giao mô hình và trực tiếp về đào tạo cho tỉnh Hà Nam; đồng thời sơ qua về tình hình sản xuất nông nghiệp - thủy sản liên quan, nhu cầu học hỏi của cán bộ và nông dân trong tỉnh.

Trong 2,5 ngày lên lớp, giảng viên Kim Văn Tiêu – Phó Giám đốc TTKNQG – Chủ nhiệm dự án đã giảng dạy, trao đổi với các học viên về thị trường, nhận thức, kỹ thuật, kinh tế hộ.... cho mô hình sản xuất cá – lúa. Bằng phương pháp trao đổi 2 chiều và khai thác các điểm mấu chốt để học viên phải liên tục suy nghĩ về những nội dung giảng viên trình bày và những biện pháp đã tiến hành trong thực tế, những kỹ thuật tiến hành tại sao đúng, tại sao sai. Cách thức học tập trao đổi như trên sẽ giúp cho các học viên tiếp thu nhớ lâu và chủ động xử lý được các tình huống phát sinh trong sản xuất.

Trong nửa ngày đi tham quan mô hình trình diễn cá –lúa, các học viên trong lớp lại được một lần nữa chủ mô hình trao đổi kinh nghiệm những bước đã làm theo đúng kỹ thuật hướng dẫn. Khi kết thúc lớp học, các học viên đều khẳng định 3 ngày tham gia lớp tập huấn rất bổ ích, được mở mang kiến thức rất nhiều và đều có các kế hoạch áp dụng cho sản xuất tại nhà hoặc công việc đang đảm nhận.

TTKNQG
Đăng ngày 06/07/2013
Quang Hạnh
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 13:01 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 13:01 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 13:01 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 13:01 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 13:01 26/11/2024
Some text some message..