Tập trung công tác phòng chống dịch, bệnh cho động vật thủy sản

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, chủ cơ sở nuôi và các cấp chính quyền về tác hại của dịch bệnh, công tác phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; chủ động thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, hạn chế tối đa thiệt hại khi dịch bệnh xảy ra; đồng thời, xây dựng hệ thống giám sát dịch bệnh từ tỉnh đến cơ sở, nhằm phát hiện sớm, chính xác, kịp thời tình hình dịch bệnh. Đó là những mục tiêu được đề ra tại kế hoạch triển khai công tác phòng chống dịch, bệnh cho động vật thủy sản năm 2014 vừa được UBND tỉnh ban hành.

đầu tư ao nuôi tôm
Ảnh minh họa: tepbac.com

Để thực hiện những mục tiêu này, một trong những nhiệm vụ cần tập trung thực hiện đó là công tác thông tin tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh thủy sản, cùng với việc tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về thú y, các kỹ thuật, kinh nghiệm trong phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi cho người dân, các cơ sở nuôi; tổ chức tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm, tuyên truyền về các loại dịch bệnh thủy sản và phương pháp phát hiện, kỹ thuật phòng trị bệnh.

Bên cạnh đó, thực hiện tốt việc phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tự giác, tích cực tham gia phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi.

Ngoài ra, kế hoạch cũng tập trung vào công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật thủy sản; công tác kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y thủy sản; công tác phòng, chống dịch, thực hiện các biện pháp vệ sinh, tiêu độc khử trùng vùng có dịch đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, thực hiện khoanh vùng kiểm soát chặt chẽ ổ dịch theo đúng quy định; công tác giám sát dịch bệnh và thiết lập hệ thống thông tin.

UBND tỉnh giao trách nhiệm Sở NN-PTNT chỉ đạo ngành Thú y xây dựng và triển khai kế hoạch giám sát dịch bệnh, đảm bảo các điều kiện cần thiết phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh kịp thời, hiệu quả; hướng dẫn chuyên môn về công tác phòng, chống dịch bệnh; bên cạnh đó, chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tổ chức tập huấn về kỹ thuật nuôi, các biện pháp cải tạo ao đìa, vệ sinh lồng bè, quản lý, chăm sóc để người nuôi có đủ kiến thức cơ bản tiến hành quản lý ao, đìa, lồng bè nuôi được tốt hơn; đồng thời tuyên truyền về các bệnh nguy hiểm trên động vật thủy sản, hướng dẫn người nuôi áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và an toàn môi trường trong nuôi trồng thủy sản, tập huấn hướng dẫn quy trình phòng chống dịch bệnh trên động vật thủy sản nuôi...

Báo Phú Yên, 29/11/2013
Đăng ngày 30/11/2013
PYP
Dịch bệnh

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 11:29 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là là vi bào tử trùng hoặc ký sinh trùng gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:03 26/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:20 01/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:20 01/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:20 01/12/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 10:20 01/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 10:20 01/12/2024
Some text some message..