Tát đìa ăn Tết

Từ khoảng Rằm tháng Chạp âm lịch, người dân vùng giáp ranh các tỉnh Bạc Liêu - Kiên Giang - Hậu Giang lại rộn ràng tát đìa ăn Tết. Tiếng máy tát đìa giòn giã, tiếng mọi người hô vang khi bắt được cá bự... khiến cả xóm cùng vui. Đó cũng là cách ăn Tết riêng của người miền Tây, vẫn được giữ gìn từ xưa đến nay.

tát đìa ăn tết
Tát đìa bây giờ thuận tiện hơn nhờ có máy và dụng cụ bơm nước.

Tờ mờ sáng 20 tháng Chạp, ông Nguyễn Văn Ðức (Hai Ðức), ngụ ấp Vĩnh Bình, xã Vĩnh Tuy, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, đã chuẩn bị châm xăng vào chiếc máy Honda 6,5 mã lực để chuẩn bị tát đìa. Bà Hai Ðức thì sửa soạn xô, thau, rổ, vợt để chờ đìa cạn bắt cá. Các con, cháu của ông bà Hai cũng tề tựu về rất đông để cùng tát đìa. Ngồi chờ đìa cạn, ông Hai Ðức kể lại hồi ức tát đìa ăn Tết thuở trước...

Theo ông, đìa cá thường giáp với kênh, rạch, sông, chủ đìa đào đường nước, đặt ống bọng cho thông nhau. Có người còn đặt chà, trồng thêm mớ bông súng trong đìa để tạo môi trường thuận lợi cho cá ở và sinh sản. Gần Tết, chủ đìa sẽ tiến hành tát đìa. “Hồi xưa tát đìa đông vui lắm chứ không phải như vầy đâu” - ông Hai Ðức vừa nói vừa chỉnh chiếc máy đang chạy để bơm nước từ đìa ra sông. Hồi xưa tát đìa là cả xóm lại phụ, đắp đập và tát nước bằng tay, bằng gàu sòng, rất lâu nước mới cạn dù đã xả nước ra bọng từ đêm trước. Cánh lực điền thay nhau tát nước đến mấy tiếng đồng hồ thì đìa mới trơ đáy dần. Bây giờ, đã có máy và dụng cụ bơm nước - gọi là “đầu bò” nên rất tiện dụng, chỉ cần tốn vài ba lít xăng là đìa đã cạn nước.

Nước trong đìa cạn dần. Mấy đứa cháu của ông Hai Ðức nôn nao nhảy xuống bắt những chú cá nổi đầu vì không chịu nổi nước sình sắp cạn. Những con cá lóc, cá trê trắng, cá mè vinh, cá phi... lần lượt được “tóm gọn”. Các chị phụ nữ trên bờ đìa thì đi vòng vòng tìm và chỉ. Rồi tiếng reo hò khi bắt được cá, tiếng cười vang khi con cá bị bắt hụt, chúi xuống sình... làm nên không khí ngày Tết thật đậm chất miền Tây.

Hơn 30 ký cá đủ loại ú mềm, tươi ngon được thu hoạch xong. Ông Hai Ðức chia phần hết thảy cho các con và lối xóm, phần còn lại ông để rọng ăn Tết. Mùng 4 Tết nhà ông Hai Ðức có đám giỗ, con cháu tụ họp về đông lắm nên ông muốn để dành cho con cháu biết vị Tết miền Tây. Ông Hai Ðức nói: “Năm nào cũng rầy đìa cá, Tết có đặng mà tát ăn. Mấy đứa nhỏ ở chợ về ưa lắm, cá đồng nên ngon”. Dĩ nhiên, sau bữa tát đìa, mấy con cá lóc được nướng trui ngay tại bờ đìa, bữa lai rai cứ thế mà ấm nồng ngày giáp Tết.

Nhà của ông Ðặng Văn Nhỏ (Út Nhỏ) ở ấp Bến Bào, xã Vĩnh Lộc A, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu, cách nhà ông Hai Ðức chỉ một con sông, cũng vừa mới tát đìa xong. Ông Út Nhỏ than năm nay đìa thất, chỉ được vài chục ký, phần nhiều là cá phi chứ không nhiều cá lóc, cá trê. “Bây giờ cá ít dần, chứ hồi trước mỗi lần tát đìa là ăn cả xóm” - ông Út nói. Theo kinh nghiệm, việc tát đìa tốt nhất là chừng lối 20 tháng Chạp âm lịch trở đi để cá rọng không quá lâu, tránh bị chết hoặc ốm, mất ngon. Tát đìa là cách bắt cá thuận tự nhiên, chỉ bắt cá lớn, không bắt cá nhỏ nên mùa sau lại có cá ăn tiếp. Ðiều đáng quý là sau khi bắt cá, dù ít dù nhiều, chủ đìa đều chọn cá gửi chút ít cho lối xóm “ăn lấy thảo” - một nét đẹp tình làng nghĩa xóm đáng trân trọng.

Nói chuyện tát đìa ăn Tết, người viết lại nhớ kỷ niệm tuổi thơ của chính mình với chuyện “bắt hôi”. Hồi nhỏ, chủ đìa bắt cá ăn Tết thì mấy đứa con trai chừng 9-10 tuổi leo lên cây bình bát tìm bóng mát mà ngồi “chờ thời”. Chừng nào chủ đìa tuyên bố bỏ đìa, cuốn gói về là lúc tụi nhỏ căng mắt nhìn. Những chú cá lóc, cá trê có khả năng chúi xuống sình rất lâu và rất sâu để trốn, nhưng lâu quá thì nước sình dần sệt, lại thêm nắng gắt, cá chịu không nổi đành ngoi đầu lên. Tụi nhỏ ai thấy được thì “xí” trước rồi lao xuống bắt. Cá bắt hôi dù không nhiều nhưng lại là cá bự. Chủ đìa thấy vậy thì vui vẻ chứ không phiền lòng chi hết. Bữa nào trúng mánh, gặp đìa lớn, cá nhiều, bắt hôi được vài ba ký cá là chuyện thường. Ðứa trẻ xách sâu cá xỏ bằng dây bình bát đẹp về cho mẹ, quần áo, mặt mày lấm lem bùn sình, thế nào cũng bị mẹ rầy cưng: “Mình mẩy như bắt hôi vậy hà!”. Mà, quả là mới đi bắt hôi về thiệt!

Minh Thiện, cháu ngoại ông Hai Ðức, mới học lớp 1, nhưng bắt cá nhanh nhẹn, chính xác, không thua người lớn là mấy. Vừa dẻ miếng cá ăn, Minh Thiện dí dỏm: “Con cá này hồi nãy con bắt nè, cái mình ú quay!”. Mọi người cười rân. Tết miền Tây đầm ấm từ những tập tục bình dị như tát đìa ăn Tết!

Báo Cần Thơ
Đăng ngày 10/02/2021
Duy Khôi
Nông thôn

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 03:48 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:48 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 03:48 21/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 03:48 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 03:48 21/12/2024
Some text some message..