Tạt vi sinh cho ao tôm

Trong nuôi tôm, vi sinh mang đến rất nhiều lợi ích cho ao nuôi cũng như vật nuôi sinh trưởng. Nhưng liệu bạn có đang hiểu rõ và sử dụng chúng đúng cách để giúp phát huy hết năng lực của vi sinh mang đến. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao nuôi tôm
Vi sinh như một người bạn đồng hành cùng tôm trong quá trình sinh trưởng

Lợi ích khi sử dụng vi sinh đúng cách 

Sử dụng vi sinh vào đúng thời điểm sẽ mang lại nhiều lợi ích cho tôm và ao nuôi như: 

- Giúp tôm sinh trưởng tốt hơn, sức đề kháng cao hơn so với ao không sử dụng vi sinh: Vi sinh là thức ăn tự nhiên cho tôm, giúp tôm hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, cải thiện hệ tiêu hóa đường ruột. Vi sinh cũng an toàn cho tôm, không gây độc hại như hóa chất, kháng sinh. 

- Giúp tiêu diệt mầm bệnh do vi khuẩn có hại gây ra, giảm nguy cơ tôm bị nhiễm bệnh: Vi sinh có chứa các vi sinh vật có lợi có khả năng ức chế, tiêu hủy các vi khuẩn gây bệnh, bảo vệ tôm khỏi các mầm bệnh nguy hiểm. 

- Giúp cải thiện chất lượng nước và đáy ao, duy trì cân bằng sinh học: Vi sinh có tác dụng phân hủy chất hữu cơ, khử khí độc, giảm độ nhớt, tạo màu nước phù hợp, giúp nước trong ao sạch và tươi. Vi sinh cũng giúp cân bằng lượng tảo và vi sinh vật có lợi trong ao, ngăn ngừa tảo độc và mầm bệnh tiềm ẩn. 

Thời điểm sử dụng vi sinh hiệu quả cao 

Để sử dụng vi sinh một cách hiệu quả nhất, bà con nên sử dụng vi sinh ngay từ đầu vụ nuôi, cụ thể là trước khi thả giống và sau khi thả giống khoảng 7 ngày. 

Tôm thẻTôm thẻ phát triển tốt nhờ vi sinh hỗ trợ

Trước khi thả giống: Sử dụng vi sinh lúc này sẽ giúp tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, gây màu nước ở màu trà nhạt, dễ ức chế và tiêu diệt các vi sinh vật có hại. 

Sau khi thả giống 7 ngày: Sau 7 ngày nuôi, tôm đã thích nghi với môi trường ao nuôi, bà con nên bổ sung vi sinh xử lý nước ao nuôi để hỗ trợ tôm phát triển khỏe mạnh hơn về sau. 

Hướng dẫn tạt vi sinh cho từng mục đích  

Đánh vi sinh để xử lý môi trường nước  

Khi sử dụng vi sinh để xử lý bùn đáy, nhớt bạt, chất hữu cơ, bà con nên đánh vi sinh vào thời điểm khoảng 8h00- 17h00 khi trời có nắng ấm. Nồng độ oxy lúc này trong nước cao >3mg/L, nhiệt độ nước từ 20-30 độ C (tùy khu vực địa lý khác nhau mà áp dụng phù hợp).  

Sau khi pha vi sinh với nước sạch, để thoáng từ 1-2h để vi sinh kích hoạt. Sau đó tạt đều trên bề mặt ao hoặc tạt đầu nguồn ngay vị trí quạt để vi sinh được phân tán đều khắp ao.   

chạy quạtChạy quạt cho ao nuôi để tăng oxy cho vi sinh phát triển

Đánh vi sinh để giảm khí độc NH3, NO2, H2S  

Sử dụng vi sinh để giảm khí độc thì nên dùng vi sinh vào lúc nước trong ao có nồng độ Oxy cao nhất (>4mg/L). Nguyên do là vì các chủng vi sinh xử lý khí độc sử dụng rất nhiều oxy để thực hiện quá trình Nitrat hóa NH3, NO2. Thời điểm thích hợp ban sáng là từ 9h00 – 11h00, chiều từ 15h00-17h00.   

Thường sẽ sử dụng vi sinh xử lý đáy và khí độc kết hợp để hiệu quả nhanh. Men vi sinh xử lý đáy sẽ oxy hóa lớp bùn đáy tích tụ là nguyên nhân hình thành khí độc.  

Có nhiều chủng vi khuẩn có thể hạ được khí độc. Tuy nhiên, Khi sử dụng chủng vi khuẩn tự dưỡng (Nitro) bạn nên lưu ý chủng này có thể chuyển từ NH3->NO2 nhanh nhưng từ NO2->NO3 thì rất chậm. Vì vậy, để xử lý khí độc an toàn nên sử dụng chủng vi sinh dị dưỡng (Bacillus).  

Đăng ngày 03/05/2024
Mây @may
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 01:32 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 01:32 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 01:32 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 01:32 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 01:32 15/11/2024
Some text some message..