Tàu hiện đại, cá đầy khoang

Để giúp ngư dân nâng cao sản lượng đánh bắt, bảo quản tốt sản phẩm, yên tâm bám biển dài ngày, Trung tâm Khuyến nông các địa phương đã chuyển giao nhiều tiến bộ kỹ thuật, vừa hiệu quả, vừa dễ áp dụng.

máy dò ngang
Ông Lê Văn Chiến, phường Xuân Hà, Thanh Khê, Hà Tĩnh, chủ tàu cá ĐNa 90351 TS đang thuyết minh về hiệu quả máy dò ngang.

Gia đình ông Hồ Văn Bảnh ở xã Vĩnh Hòa Hiệp (Châu Thành - Kiên Giang) có 2 chiếc tàu hành nghề lưới cào đôi, công suất mỗi chiếc 500CV, số lượng lao động trên 2 tàu là 26 người, hoạt động trong phạm vi vùng biển Kiên Giang - Cà Mau. Năm 2013, ông được Viện khoa học, kỹ thuật (Trường Đại học thủy sản Nha Trang) tư vấn và hỗ trợ 1 hầm bảo quản hải sản bằng INOX với thể tích 21,7m3, chứa được 250 cây đá xay.

 “Sau khi áp dụng tiến bộ mới vào đánh bắt, tôi nhận thấy hầm bảo quản hải sản bảo đảm độ lạnh cao hơn, độ tan chảy của nước đá lâu hơn, hải sản được bảo quản trong hầm này tươi rất lâu so với các hầm bảo quản bằng gỗ trước đó nên bán được giá hơn. Bình quân mỗi chuyến biển kéo dài 1 tháng, tôi tiết kiệm được 50 cây nước đá, giá bán hải sản cao hơn khoảng 10% so với khi chưa áp dụng hầm bảo quản. Nhìn thấy hiệu quả, tôi đã mạnh dạn tiếp tục đầu tư thêm 1 hầm ướp cá INOX nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho từng chuyến biển”, ông Bảnh nói.

Tàu của ông Bảnh chỉ là một trong số nhiều tàu của ngư dân được trang bị các phương tiện hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả đánh bắt. Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cà Mau cho biết, trong năm 2007 và năm 2013, Chi cục đã triển khai thực hiện mô hình trình diễn lắp đặt máy dò ngang CH-250 và mô hình “Ứng dụng máy dò ngang sonar trên tàu khai thác hải sản xa bờ” áp dụng thí điểm cho 02 hộ dân từ nguồn vốn khuyến ngư quốc gia và vốn đối ứng của hộ dân. Qua nhiều chuyến khai thác bằng nghề lưới vây sử dụng máy dò ngang thấy tàu có thể phát hiện được đàn cá và chủ động di chuyển theo, có phương pháp đánh bắt phù hợp. Kết quả là đã mở rộng được ngư trường khai thác, tăng số lượng mẻ lưới, tiết kiệm nhiên liệu và sức lao động của ngư phủ do không phải kéo những mẻ lưới ít hoặc không có cá. Từ đó, hiệu quả khai thác tăng đáng kể, ngoài ra, mỗi chuyến biển còn tiết kiệm được gần 20% nhiên liệu (dầu diezel), do không phải chạy tàu liên tục đi tìm đàn cá như trước đây.

Ngoài ra, năm 2013, Chi cục đã tiến hành áp dụng thí điểm mô hình “Ứng dụng lưới rê hỗn hợp trong khai thác một số đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao ở vùng biển xa bờ” cho một hộ ngư dân tại thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời). Đến nay, mô hình đã đi vào hoạt động ổn định và cho hiệu quả khá cao.

Theo đánh giá, lưới rê hỗn hợp là nghề mới nhưng kỹ thuật khai thác thì đơn giản và phù hợp với trình độ của ngư dân, quy trình, thời gian khai thác của mẻ lưới ngắn và chủ yếu là ban đêm. Ngư phủ làm việc trên tàu được hỗ trợ việc kéo lưới bằng máy tời nên công lao động nhẹ hơn nhiều so với nghề lưới rê truyền thống và các nghề khai thác khác hiện đang sử dụng sức người, thủ công là chính. Điểm khác biệt so với lưới rê truyền thống là chỉ lưới loại PE xe lơi, gồm từ 24 - 72 sợi đơn, có màu xanh hoặc xám. Khi hoạt động trong nước, chỉ lưới xòe ra (hay còn gọi là lưới xù). Lưới rê hỗn hợp được thiết kế với chiều cao lớn để khai thác được cá sống ở cả tầng mặt và tầng đáy. Đặc biệt, lưới có kích thước mắt lưới lớn (2a = 140 mm và 2a = 160 mm) khai thác có chọn lọc, chỉ bắt những loại cá lớn, có giá trị kinh tế (cá thu, cá bóp, cá hường…).

Doanh thu trung bình của tàu thực hiện mô hình từ lúc chuyển đổi sang nghề lưới rê hỗn hợp tăng 35 - 45%. Mặt khác, nghề lưới rê hỗn hợp đa số khai thác ở vùng biển xa bờ nên đã góp phần giảm áp lực khai thác trên vùng biển ven bờ và tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia trên biển.

Trong lĩnh vực bảo quản, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cà Mau thực hiện dự án “Ứng dụng công nghệ đóng hầm bảo quản sản phẩm trên tàu cá bằng vật liệu cách nhiệt POLYURETHAN (PU)” trên tàu lưới vây CM 91197 TS của ông Nguyễn Văn Nguyên, ở thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời.

Hầm bảo quản bằng vật liệu Polyurethane giữ độ lạnh cao hơn so với các công nghệ cũ (hầm lót xốp, ván quét composite…), chất lượng sản phẩm nâng lên rõ rệt, trung bình tổng chi phí mỗi chuyến biển giảm khoảng 10%. Ngoài ra, việc đóng hầm bảo quản bằng vật liệu PU còn hạn chế tàu bị phá nước, giảm tai nạn trên biển. Đặc biệt, khi thổi PU, các vách ngăn và mặt trong của vỏ tàu được vật liệu này bám chặt không có khe hở, nên nước không thấm được vào gỗ, vì vậy vỏ tàu và vách ngăn các hầm của tàu cá có thời gian sử dụng cao hơn, từ 15 - 20 năm.

Ở Kiên Giang, một số tàu khai thác xa bờ đã bước đầu sử dụng một số công nghệ mới trong bảo quản sản phẩm trên các tàu khai thác hải sản xa bờ như: công nghệ lạnh thấm (hệ thống máy phát lạnh nhằm giúp cho nước đá không bị tan chảy trong suốt quá trình đánh bắt, giúp bảo quản sản phẩm được tốt hơn, đồng thời giảm lượng nước đá mang theo tàu). Ngoài ra, một số chủ tàu đã nâng cấp, cải tiến hầm bảo quản bằng xốp cách nhiệt PolyUrethane (PU) và lót hầm bằng inox.

So sánh kết quả hầm bảo quản bằng công nghệ truyền thống (vật liệu xốp) và công nghệ mới bằng vật liệu PU thấy hầm bảo quản sản phẩm làm bằng vật liệu PU có tính năng giữ nhiệt tốt nên lượng đá tiêu hao ít (hiệu suất sử dụng nước đá tăng từ 50% lên 70-80%), đã tăng thời gian bám biển cho các tàu, tương tự thì chất lượng sản phẩm cũng được cải thiện nhưng chưa tương xứng.

Mặc dù người dân đã nhận thấy tính ưu việt của việc sử dụng xốp thổi PU để làm hầm bảo quản, nhưng theo ý kiến của một số ngư dân, họ không nâng cấp, cải tiến hầm bảo quản, quy trình và công nghệ bảo quản vì họ cho rằng chất lượng sản phẩm tăng lên, đồng nghĩa với chi phí đầu tư cũng tăng theo trong khi giá sản phẩm không tăng hoặc tăng không đáng kể, chưa tương xứng với chất lượng sản phẩm. Thậm chí còn rơi vào tình trạng được mùa, rớt giá và đó là nguyên nhân không khuyến khích đầu tư.

Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, cần nghiên cứu cải thiện hơn nữa việc sử dụng vật liệu PU để làm hầm bảo quản sản phẩm cho tàu khai thác xa bờ; nghiên cứu đưa vào sử dụng một số công nghệ mới như: công nghệ lạnh ngâm hạ nhiệt độ, công nghệ bảo ôn trên tàu khai thác xa bờ, bảo quản sản phẩm bằng công nghệ đá khô (đá CO2) thay cho đá cây thông thường, hệ thống bảo ôn trên tàu khai thác xa bờ; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về hầm bảo quản trên tàu cá khai thác xa bờ; đào tạo nghề cho lao động phụ trách công tác bảo quản sản phẩm trên tàu khai thác hải sản; hỗ trợ ngư dân vay vốn để cải tiến chất lượng tàu cá.

Kinh tế nông thôn, 03/07/2015
Đăng ngày 04/07/2015
Khánh Nguyên
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 10:01 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 10:01 29/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 10:01 29/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 10:01 29/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 10:01 29/11/2024
Some text some message..