Tàu ngầm tự chế thu hoạch hải sản

Zhang Wuyi đã làm cho công việc thu hoạch hải sâm của nông dân Trung Quốc trở nên dễ dàng hơn nhờ có tàu ngầm cho anh tự chế tạo.

tau ngam thu hai san

Zhang Wuyi vẫy tay chào mọi người trước khi đưa tàu ngầm tự chế lặn xuống nước ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, hôm qua. Ảnh: China Daily

Bước ra khỏi chiếc tàu ngầm nhỏ màu bạc sau 20 phút lặn dưới nước hôm qua, anh Zhang ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc đã sẵn sàng để khoe phát minh mới của mình. "Nó giống như một chiếc máy thu hoạch tự động dưới nước và hút các thủy hải sản như một chiếc máy hút bụi", anh nông dân 37 tuổi nói và hy vọng có thể sản xuất loại tàu ngầm này ở một quy mô lớn hơn.

Chiếc tàu ngầm tự chế của Zhang dài 6 m, có chu vi 2 m và chứa được hai người. Tàu nặng 9 tấn có thể lặn dưới nước đến 20 tiếng và được trang bị cả camera, radar, hệ thống định vị và thiết bị thu hoạch. Sau lần lặn đầu tiên vào tháng 8 năm ngoái, anh đã nhận được một vài đơn đặt hàng cùng vô số cuộc gọi từ cả trong và ngoài nước.

Công ty chế tạo tàu của anh có hơn 20 nhân viên, làm việc trong một ngôi nhà gỗ tồi tàn nằm ở ngoại ô và dùng chung xưởng đóng tàu với một nhà máy khác. Zhang đang đầu tư 4 triệu nhân dân tệ (hơn 600.000 USD) để xây dựng một nhà máy rộng 10.000 m2. Khoảng 500.000 tệ trong số đó là tiền riêng của anh, còn lại là do bạn bè và các nhà đầu tư khác cùng góp vốn. Zhang mất gần hai tháng để hoàn thành một con tàu ngầm theo những yêu cầu khác nhau của các khách hàng.

Hồi tháng 10, Cong Zhijie, chủ một trang trại hải sâm ở Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, trở thành người mở hàng cho Zhang và cũng là khách hàng duy nhất đến nay chi 150.000 tệ (gần 24.000 USD) để mua tàu ngầm thu hoạch hải sâm. Anh Cong cho biết tàu ngầm hoạt động rất tốt và giúp anh tiết kiệm được 10.000 tệ (gần 1.600 USD) một ngày trong khoản phí thuê thợ lặn.

Hồi cuối tháng 3, Zhang bắt đầu hợp tác với một nhà máy đóng tàu có hơn 300 công nhân ở Vũ Hán. "Họ làm vỏ ngoài cho tàu của tôi, vì thế tôi có thể tiến đến sản xuất hàng loạt trong tương lai", người từng là thợ sản xuất nồi đun ở một nhà máy thiết bị dệt nói.

Kể từ khi bị sa thải năm 1996, Zhang đã kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau như lái xe ba bánh và bán hàng tạp hóa. Anh bắt đầu đam mê tàu ngầm khi lần đầu nhìn thấy nó năm 2008.

"Chế tạo tàu ngầm thật tuyệt vời", Zhang nói. "Nó có thể mang đến cho con người nhiều sức mạnh và giúp chúng ta giải quyết nhiều khó khăn". Năm 2009, Zhang quyết định tự chế tàu ngầm và nhắm đến thị trường khổng lồ của loại phương tiện này.

"Tôi nghĩ anh ấy bị lên "cơn sốt" tàu ngầm", Bao Laijiang, một người bạn nhớ lại khi Zhang tiếp cận anh để thuyết phục anh đầu tư vào kinh doanh tàu ngầm. Bao sau đó lại trở thành ông chủ của một nhà máy sản xuất quần áo.

"Nhưng cuối cùng cậu ta cũng thuyết phục được tôi", Bao nói và kể rằng anh đã bán nhà máy rồi gia nhập cùng Zhang nửa năm sau đó. Tuy nhiên, làm tàu ngầm không đơn giản như họ tưởng tượng.

"Tàu ngầm đầu tiên của chúng tôi bị rò rỉ như một cái bình phun nước", Bao nhớ lại. "Chiếc thứ hai được cải tiến nhưng đã bị trộm mất".

Vợ của Zhang từng kịch liệt phản đối "ngành kinh doanh tàu ngầm vớ vẩn" của chồng mình, nhưng cuối cùng cũng bị anh thuyết phục và âm thầm ủng hộ Zhang, nhất là sau khi anh gặp tai nạn và bị thương ở chân trái.

"Anh ấy cứ như phát điên vì tàu ngầm vậy", vợ Zhang nói.

Zhang vẫn đọc sách và tìm kiếm trên mạng Internet để nghiên cứu thêm về tàu ngầm. Bất kỳ khi nào có thắc mắc, anh lại tìm đến các chuyên gia.

"Học hỏi là việc cả đời. Tôi học khi tôi chế tạo tàu ngầm", Zhang, người chỉ mới tốt nghiệp cấp ba nói. Anh cũng thuê vài kỹ sư để giúp thiết kế tàu ngầm và ngày càng có nhiều người tham gia vào nhóm của anh.

"Cũng giống như Thomas Edison chế tạo bóng đèn điện, tôi đã trải qua rất nhiều thất bại trước khi đạt đến thành công", Zhang nói.

Anh Ngọc (theo China Daily)
Đăng ngày 10/05/2012
Thế giới

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 13:25 21/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 13:25 21/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 13:25 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:25 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 13:25 21/12/2024
Some text some message..