Tết sung túc nhờ nghề nuôi hàu giống ở Kim Sơn

Về với vùng đất ven biển Kim Trung trong những ngày cận kề tết nguyên đán Kỷ Hợi, chúng tôi cảm nhận được sự đổi thay nơi đây, Tết năm nay người dân sẽ có 1 cái tết sung túc, đầy đủ hơn năm cũ, bởi không chỉ thu lợi từ những đầm tôm cua mà năm nay bà con còn thắng lợi từ nghề nuôi hàu giống.

Nuôi hàu giống NInh Bình
Nuôi hàu giống là hướng đi mới trong phát triển kinh tế biển ở Kim Trung

Hàu là loài thuỷ đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao, chủ yếu sử dụng ở dạng tươi sống, được chế biến theo nhiều cách khác nhau như nướng, xào, lẩu, nấu cháo - là những món ăn bổ dưỡng. Loài nhuyễn thể này sinh sống khá phổ biến ở nhiều cửa sông trên cả nước. Tuy nhiên, do việc khai thác hàu cửa sông tự nhiên một cách ồ ạt trong thời gian dài đã làm cho loài hải sản này bị cạn kiệt.

Đặc tính Hàu rất dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc. Chúng sống chủ yếu nhờ vào nguồn tảo có sẵn trong nước biển nên không phải tốn chi phí thức ăn. Đặc biệt, điều kiện tự nhiên, mực nước thuỷ triều lên xuống ở vùng biển như Kim Trung rất thích hợp cho hàu phát triển, tăng trưởng nhanh. Hàu sống phụ thuộc vào môi trường tự nhiên, không cần sử dụng các loại hoá chất, do đó đảm bảo nguồn sản phẩm sạch cho thị trường. Nắm bắt được những ưu thế đó của loài hàu, ông Đinh Hữu Ước là một trong những hộ dân đầu tiên của xã Kim Trung mở trang trại và tiến hành nuôi hàu giống.

Chia sẻ về quy trình kỹ thuật làm hàu giống, ông Ước cho biết, sản xuất giống hàu đơn giản, bà con có thể thực hiện nếu được tập huấn ngắn hạn. Khái quát bao gồm 6 bước cơ bản là tuyển chọn hàu bố mẹ, nuôi vỗ, kích thích cho đẻ, nuôi ấu trùng nổi, cho bám, sau đó là ương con giống. Yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả trong quá trình sản xuất chính là yếu tố nguồn nước. Nguồn nước phải đảm bảo thật sạch thì hàu giống mới khỏe mạnh, tảo trong nước phải ở mức độ vừa phải, các chủ trại phải thường xuyên kiểm tra, bù khoáng cho nước, tránh việc hàu thiếu chất không sinh sản được hoặc con giống không đạt yêu cầu.

nuôi hàu, sản xuất hàu, hàu giồng, nuôi hàu giống, thủy sản, sản xuất giống hàu

Một góc trại nuôi hàu của ông Đinh Hữu Ước

Thông thường, hàu bố mẹ được ông Ước nhập từ những địa chỉ uy tín ở Quảng Ninh, đảm bảo khỏe mạnh, kích cỡ lớn đồng đều, vỏ không bị vỡ. Trước khi cho đẻ, ông nuôi vỗ từ 5-10 ngày trong bể xi-măng, thức ăn là các loại vi tảo. Sau quá trình nuôi vỗ, kiểm tra tuyến sinh dục của hàu thấy rõ cơ quan sinh dục, tuyến sinh dục có màu trắng sữa chứa đầy nội tạng là tiến hành mổ đẻ. Thời gian cho một chu kỳ sản xuất giống khoảng 40-50 ngày. Tuy nhiên, với điều kiện thời tiết như Kim Trung thì thời điểm sản xuất giống thích hợp nhất chỉ từ tháng 5 đến tháng 3 năm sau. Ngay năm đầu tiên nuôi hàu giống, ông Ước đã có lãi, giờ đây cơ sở của ông đã mở rộng quy mô lên 1,3 ha, xuất bán khoảng 7.000 chùm hàu giống, doanh thu 1,3 tỷ đồng. Ngoài ra cơ sở còn tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động với mức thù lao 200 - 350 nghìn đồng/ngày tùy trình độ kỹ thuật chuyên môn.

Nhận thấy hiệu quả mà nuôi hàu giống mang lại nhiều người dân trong vùng quanh vùng đã tìm đến để tham quan, học hỏi mô hình của ông Ước để đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất giống hàu. Đa số các hộ dân đều khẳng định sản xuất hàu giống là một hướng đi mới cho hiệu quả kinh tế rất cao và ổn định, trung bình từ 500-700 triệu đồng/ha. 


Nuôi hàu giống là hướng đi mới trong phát triển kinh tế biển ở Kim Trung

Hiện, trên địa bàn xã Kim Trung có 39 hộ nuôi hàu, ngao kết hợp với diện tích trên 26ha, đem lại lợi nhuận trên 20 tỷ đồng trong năm 2018. Có thể khẳng định, nuôi hàu giống là hướng đi mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nuôi tôm, cua biển, lại không ảnh hưởng nhiều đến môi trường. Đánh giá về hiệu quả của việc nuôi hàu giống và định hướng phát triển con nuôi đặc sản này trong thời gian tới, ông Vũ Trường Thu – Chủ tịch UBND xã Kim Trung cho biết: Kim Trung có địa hình phù hợp với nuôi hàu giống, hệ thống kênh mương được tu sửa thường xuyên, tạo điều kiện cấp nước cho các hệ thống nhà nuôi hàu. Cùng với đó, UBND xã đã phối hợp với các đơn vị tư vấn, trình HDDND xã điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện để nhân dân sản xuất hàu tập trung ven hệ thống kênh cấp I có diện tích khoảng 20ha, từ đó giúp bà con làm giàu từ nuôi hàu giống.

Hàu được nuôi ở hầu khắp các vùng biển nước ta, tuy nhiên con giống chưa đáp ứng đủ nhu cầu nuôi thương phẩm. Vì vậy, việc một số hộ dân ở xã Kim Trung đã sản xuất thành công hàu giống là một tín hiệu đáng mừng đối xã Kim Trung nói riêng và địa phương ven biển như Kim Sơn nói chung. Mong rằng, bước sang năm mới 2019, việc nuôi trồng thủy hải sản cũng như nuôi hàu giống ở Kim Trung sẽ ngày càng khởi sắc và có những bước tiến mới, mang lại cuộc sống đủ đầy hơn nữa cho người dân vùng biển.

Kimson.NinhBinh.Gov
Đăng ngày 05/02/2019
Diệu Hoa
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 10:32 13/06/2025

Bão giá thức ăn, con giống năm 2025: Lời giải cho bài toán lợi nhuận

Năm 2025 đang đến gần, đặt ra cho ngành tôm Việt Nam một bài toán kinh tế nan giải: làm thế nào để tồn tại và phát triển khi các chi phí đầu vào cốt lõi là thức ăn và con giống được dự báo sẽ tiếp tục ở mức cao? Trong bối cảnh này, quản lý chi phí không còn là một lựa chọn, mà đã trở thành yếu tố sống còn, quyết định sự thành bại của mỗi vụ nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:47 12/06/2025

Nuôi trồng kết hợp đa bậc dinh dưỡng (IMTA): Giải pháp bền vững cho ngành thủy sản

Trong bối cảnh ngành thủy sản toàn cầu đang đối diện với các thách thức nghiêm trọng như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, dịch bệnh thủy sản và áp lực cạnh tranh gia tăng, nhu cầu chuyển đổi sang các mô hình sản xuất bền vững ngày càng trở nên cấp thiết.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:59 12/06/2025

Cà Mau quyết liệt bảo vệ nguồn lợi thủy sản, xử lý nghiêm vi phạm

Ngày 9‑6‑2025, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã phát đi chỉ đạo khẩn cấp và toàn diện về tăng cường quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn. Động thái này được đưa ra dù thời gian qua, qua nỗ lực của chính quyền và cộng đồng, nguồn lợi thủy sản đã có sự phục hồi rõ rệt, mang lại thu nhập cao hơn cho ngư dân. Tuy nhiên, tình trạng khai thác cá non, cá bố mẹ khi chưa đến thời gian sinh sản vẫn tiếp diễn, gây lo ngại về tác động lâu dài đến hệ sinh thái cũng như hiệu quả tái tạo nguồn lợi.

• 13:43 10/06/2025

Kiên Giang nâng chỉ tiêu đạt trên 830.000 tấn thủy sản năm 2025

Tỉnh Kiên Giang đang đẩy mạnh nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu sản lượng thủy sản 2025, ở mức 830.300 tấn, tăng 10.000 tấn so với con số dự kiến hồi đầu năm – bao gồm 420.000 tấn khai thác biển và 410.300 tấn nuôi trồng.

Nuôi trồng biển
• 14:29 16/06/2025

Xuất khẩu cá tra sang EU: Cẩn trọng nhưng kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm 2025

Trong bối cảnh thị trường quốc tế có nhiều biến động, ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu cá tra, đang cho thấy những tín hiệu phục hồi tích cực tại thị trường châu Âu. Sau giai đoạn trầm lắng năm 2023 và đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, nhằm thích ứng với các yêu cầu khắt khe từ Liên minh châu Âu (EU). Những nỗ lực này đang dần phát huy hiệu quả.

Cá tra
• 14:29 16/06/2025

Sản lượng khai thác thủy sản trong 6 tháng đầu năm ước đạt 144.200 tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Bình Định, trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh ước đạt 144.200 tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2024. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 7.100 tấn, tăng 8%, trong đó sản lượng tôm đạt 4.700 tấn, tăng 10,3% và đạt 44,8% kế hoạch năm.

Đánh bắt biển
• 14:29 16/06/2025

Giảm tỷ lệ hao hụt khi thả ếch giống

Nghề nuôi ếch dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng bởi không tốn nhiều vốn lại cho thu nhập khá cao, thời gian nuôi ngắn, phù hợp nuôi hình thức nông hộ. Tuy nhiên, để nuôi ếch hiệu quả không chỉ đơn giản là cho ăn hàng ngày mà cần có kỹ thuật phù hợp để hạn chế hao hụt. Tình trạng hao hụt thường xảy ra do nhiều nguyên nhân như thức ăn chưa phù hợp, cách chăm sóc chưa đúng,... Việc hiểu rõ về kỹ thuật nuôi và sản xuất giống đúng cách là yếu tố quan trọng giúp vụ nuôi thành công.

Ếch
• 14:29 16/06/2025

Nước mưa ảnh hưởng đến hồ cá cảnh như thế nào?

Hồ cá cảnh là một hệ sinh thái thu nhỏ, nơi các yếu tố môi trường cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển ổn định của cá, cây thủy sinh và vi sinh vật. Một trong những yếu tố môi trường thường bị bỏ qua nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hồ cá chính là nước mưa. Mặc dù nước mưa là một nguồn nước tự nhiên, nhưng nó có thể mang lại cả lợi ích lẫn tác hại nếu không được quản lý đúng cách. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của nước mưa đến hồ cá cảnh, đặc biệt là những hồ đặt ngoài trời.

Hồ cá
• 14:29 16/06/2025
Some text some message..