Thả bổ sung cá giống thủy vực hồ thủy điện Sơn La

Sáng 8-7, tại cảng nước Nghiêng thuộc khu vực đập thủy điện Sơn La, Sở NN-PTNT tỉnh Sơn La phối hợp UBND huyện Mường La tổ chức lễ thả cá bổ sung cá giống cho thủy vực hồ thủy điện Sơn La.

hồ thủy điện Sơn La
Thả bổ sung cá giống trên hồ thủy điện Sơn La.

Sơn La là một trong những tỉnh có diện tích mặt nước nội địa lớn nhất trong cả nước, với hơn 100 hồ chứa lớn, nhỏ, có diện tích hơn 23.000 ha; trong đó, lớn nhất là hồ chứa thủy điện Sơn La và hồ chứa thủy điện Hòa Bình.

Riêng hồ thủy điện Hòa Bình và hồ thủy điện Sơn La thuộc địa phận tỉnh Sơn La có diện tích 20.900 ha, nằm trải dài trên địa phận của 44 xã, thuộc tám huyện. Đây là một nguồn tài nguyên vô giá, cung cấp nguồn lợi thủy sản phong phú và cũng là nơi định cư, sinh sống của hàng nghìn hộ dân.

Nhận thức được giá trị, vai trò quan trọng và to lớn đó từ các hồ chứa thủy điện, thủy lợi của tỉnh, trong những năm qua, tỉnh Sơn La đã hết sức quan tâm đến phát triển thủy sản và khai thác các tiềm năng từ các lòng hồ mang lại. Nhờ đó, những năm gần đây, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La luôn được mở rộng, sản lượng đánh bắt, nuôi trồng được tăng lên, giá trị thu nhập từ nguồn lợi thủy sản ngày càng nâng cao, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái.

Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu thụ lớn, áp lực lên việc khai thác, đánh bắt thủy sản dẫn đến hiện tượng khai thác không đúng quy định, mang tính hủy diệt, như: sử dụng xung điện, chất nổ, chất độc hại và các loại vó bè có kích thước mắt lưới nhỏ để khai thác thủy sản. Khai thác một cách cạn kiệt dẫn đến sản lượng thủy sản vùng lòng hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh Sơn La sụt giảm. Một số loài thủy sản quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, như: cá anh vũ, cá lăng chấm, cá chiên, cá chày đất và một số loài cá khác. Do vậy, hoạt động thả cá giống bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên là một việc làm hết sức cần thiết.

Trưởng phòng NN-PTNT huyện Mường La Nguyễn Văn Tâm, cho biết, đây là đợt thả cá giống nằm trong chương trình thả cá giống các thủy vực trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2020. Cá giống thả lần này do HTX thủy sản Xuân Phúc 689 Quỳnh Nhai (Sơn La) cung cấp, với hơn 2,5 tấn cá, gồm: cá mè trắng 42.480 con, cá trôi 42.480, cá chép 57.120 con, cá lăng 8.250 con, trị giá 910 triệu đồng.

Đây là hoạt động nhằm bổ sung một số giống cá, loài thủy sản bản địa, nhất là các loại giống quý hiếm có giá trị khoa học và kinh tế đang bị suy giảm, góp phần tái tạo, đa dạng hóa nguồn lợi thủy sản trong thủy vực tự nhiên tại hồ thủy điện Sơn La.

Chi Cục trưởng Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Sơn La Nguyễn Ngọc Toàn, cho biết, ngoài mục đích bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên, đây còn là một hoạt động hết sức thiết thực và ý nghĩa kêu gọi mọi người dân cùng chung tay ra sức bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản bằng cách không đánh bắt cá bằng chất nổ, xung điện, chất độc hại và các ngư cụ cấm, nhất là các loại vó bè có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định như hiện nay. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản, giảm áp lực lên hoạt động khai thác thủy sản.

Ngay sau khi thả cá giống, UBND huyện Mường La đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành theo dõi, bảo vệ tốt đàn cá mới thả, cấm các hoạt động khai thác quanh khu vực thả cá trong 15 ngày, trong vòng bán kính 10 km.

Báo Hòa Bình
Đăng ngày 10/07/2020
Đức Tuấn
Môi trường

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 09:01 18/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 09:01 18/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 09:01 18/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 09:01 18/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 09:01 18/02/2025
Some text some message..