Thạc sĩ kinh tế về rừng nuôi tôm

Đó là anh Trần Hoàng Nghiệp (33 tuổi, ngụ ấp Vũng Gấm, xã Phước An, huyện Nhơn Trạch). Tốt nghiệp Thạc sĩ kinh tế Trường đại học Tôn Đức Thắng, TP. Hồ Chí Minh, anh Nghiệp không tiếp tục gắn bó với công ty mà chọn về quê nhà nuôi tôm sú và cua biển kết hợp với công việc giảng dạy.

Thạc sĩ kinh tế về rừng nuôi tôm
Anh Trần Hoàng Nghiệp đang gỡ tôm ra khỏi lưới

“Thạc sĩ tôm sú”

Phải mất rất nhiều thời gian đi trên con đường đất được đắp bằng bùn khô chúng tôi mới đến khu vực nuôi tôm, cua của anh Nghiệp. Đó là khu vực nằm sâu trong Rừng Sác, giáp ranh với sông Thị Vải thuộc xã Phước An. Căn chòi lá dựng tạm bằng gỗ tràm, bên trong có vài vật dụng đơn giản để người canh đầm có thể nấu ăn và ngủ. Điều đặc biệt làm cho chòi lá của anh Nghiệp khác hẳn với những căn chòi khác trong vùng là bên trong có một kệ sách với nhiều giáo trình, tài liệu về kinh tế, kế toán. Một chiếc bàn nhỏ vừa là nơi uống nước, ăn cơm vừa là nơi anh xem tài liệu những khi rảnh. 

Anh kể, năm 2007, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành kế toán Trường cao đẳng kinh tế Đối ngoại TP. Hồ Chí Minh, cầm tấm bằng giỏi trong tay, anh nhanh chóng tìm được việc làm phù hợp ở một công ty nước ngoài có trụ sở tại quận 3, TP. Hồ Chí Minh. 3 năm sau, vừa làm, anh vừa học liên thông đại học. Năm 2013, anh tiếp tục đăng ký học Thạc sĩ kinh tế tại Đại học Tôn Đức Thắng. Bạn bè, người thân nghĩ rằng, anh học lên nữa là để làm cán bộ quản lý hoặc chí ít cũng thăng chức. Riêng anh nghĩ khác, anh cho rằng mình học không phải để lấy tấm bằng mà học để biết, để phục vụ công việc. 

Nhưng rồi, một biến cố xảy ra, cha anh mất. Anh quyết định nghỉ việc tại công ty nước ngoài, về quê phụ mẹ nuôi tôm sú, cua biển vừa theo học thạc sĩ. “Cha tôi làm đùm (đùm là một dụng cụ bằng lưới, dùng bắt tôm, cua - PV) ở xứ này từ lúc lớn lên cho đến khi mất. Nhờ nghề này, cả gia đình mới có được cuộc sống như ngày hôm nay, tôi được ăn học đủ đầy. Cha mất rồi, 7 ha đùm mẹ không quản được. Nghỉ việc cũng tiếc, bởi ở công ty nước ngoài, không phải ai có bằng cấp cũng vào được. Tuy nhiên, chỉ dừng công việc chuyên môn, chứ tôi không dừng việc học được”, anh Nghiệp kể. 

Tháng 11-2017, anh hoàn thành mô hình đồ án tốt nghiệp. Bạn bè khuyên nên ở lại thành phố, vừa tiếp tục đi dạy thêm ở một số trường trung cấp, cao đẳng kinh tế vừa làm việc cố định ở một công ty, nhưng anh không làm theo. Thay vào đó, anh trở về quê nhà, tiếp tục công việc của cha, tranh thủ những ngày cuối tuần lên Sài Gòn giảng bài. “Mặc dù có vất vả hơn, nhưng tôi thấy hài lòng với quyết định của mình. Tôi vừa được đứng lớp, được tiếp cận thông tin, tri thức mỗi ngày vừa tiếp quản công việc của gia đình. Xem ra, tôi vẫn có 2 nguồn thu nhập đấy chứ”, anh Nghiệp vui vẻ nói và cho biết, mỗi lần bạn bè gọi điện, họ thường bắt đầu với cụm từ “thạc sĩ tôm sú...”.

Nâng cao hiệu quả nuôi tôm truyền thống

Quá trưa, anh và một người bạn chèo ghe nhỏ bắt đầu đặt đùm. Anh nói, nuôi tự nhiên nên thả giống, thu hoạch cũng theo thuận theo tự nhiên. Thời gian thả giống lý tưởng là từ tháng 1 đến tháng 7 âm lịch, giống được thả hằng tuần theo hình thức gối đầu. Con giống chủ yếu mua từ những người đánh bắt ngoài sông quanh khu vực, một số ít được nhập từ Cà Mau, Vũng Tàu. Từ khi thả đến lúc thu hoạch khoảng 4 tháng và thường thu nhiều vào các ngày 14, 15 hằng tháng, khi con nước lên. Anh Nghiệp cho biết tôm sú, cua biển ở đây tự tìm thức ăn trong đầm là cá nhỏ, rong rêu và các sinh vật khác chứ người nuôi không thả bất cứ loại thức ăn nào xuống đầm. Sau thu hoạch, tôm, cua sẽ được bỏ mối cho các nhà hàng hoặc tiểu thương trong vùng. Hiện tại, tôm loại 1 (10 con/kg) giá 550.000 đồng/kg và loại nhỏ nhất (30 con/kg) là 250.000 đồng/kg; cua gạch 450.000 đồng/kg, cua thịt tùy loại có giá từ 200.000 - 400.000 đồng/kg.


Anh Trần Hoàng Nghiệp chèo ghe thả đùm.

Do đi vào thời gian nước cạn, chúng tôi không được chứng kiến cảnh đặt đùm thu hoạch tôm cua, nhưng theo lời của anh Nghiệp, có những con cua biển nặng tới hơn 1kg và có giá gần 1 triệu đồng. 

Cũng vì thuận theo tự nhiên nên nghề nuôi tôm, cua ở đây chịu nhiều rủi ro, có khi thất thu. Đặc biệt vào mùa mưa, nước dâng cao bất thường, nếu không có người canh xả nước kịp thời, tôm, cua bò ra ngoài đầm. Cũng có khi nước không ngập nhưng mưa lớn đột ngột làm vật nuôi bị sốc nhiệt chết. Rủi ro lớn nhất và cũng khó đề phòng nhất là tình trạng ô nhiễm nguồn nước, tuy không xảy ra thường xuyên nhưng nếu nguồn nước bị ô nhiễm thì toàn bộ tôm, cua có trong hồ sẽ chết hết. Một rủi ro nữa là người nơi khác đến đặt đùm. Vì vậy, ngoài người canh thường xuyên, mỗi chòi đều có nuôi chó. “Khu vực này chưa có điện, nên chúng tôi phải nuôi chó, phòng ban đêm, mình không đi kiểm tra được hết nhưng có con chó cũng yên tâm”, anh Nghiệp nói. 

Tuy rủi ro nhiều, lợi nhuận không cao như nuôi tôm công nghệ cao nhưng theo anh Nghiệp, hình thức nuôi thủy sản quảng canh này lại không sợ lỗ bởi chi phí bỏ ra rất ít. Con giống chỉ 1.000 - 2.000 đồng/con, nhưng khi bán giá gấp 100 lần; tiền thức ăn không mất, không phải xử lý mặt bùn mỗi năm. Đầm nuôi cũng không cần chạy máy để tạo oxy trong nước. 

Khi được hỏi chừng nào chuyển sang nuôi công nghiệp, nuôi siêu thâm canh, anh Nghiệp chần chừ rồi nói: chắc tôi vẫn giữ nuôi truyền thống, bởi cách nuôi này đơn giản, chắc ăn. Tôi vừa nuôi tôm vừa đi dạy thêm vào cuối tuần được. Hơn nữa, việc tiêu thụ tôm, cua nuôi tự nhiên cũng khá thuận lợi, mặc dù chúng có giá cao hơn. Với 7 ha tôm, cua, trung bình mỗi năm tôi thu vài trăm triệu đồng, trong khi chi phí bỏ ra chỉ bằng 1/10 số đó. “Mình vẫn nuôi theo hướng truyền thống nhưng sẽ kết hợp bổ sung thêm thức ăn thiên nhiên như cá, tôm nhỏ khoảng 2 - 3 lần/tuần để rút ngắn thời gian nuôi. Bên cạnh đó, sẽ đầu tư gia cố bờ bao, lưới quây nhằm hạn chế nguồn nước bên ngoài xâm nhập vào, hạn chế tôm, cua bò ra khỏi đầm”, anh Nghiệp cho biết. 

Tận dụng nguồn nước lợ, nước nhiễm mặn khu vực Rừng Sác, nhiều năm nay, người dân xã Phước An đã nuôi thành công nhiều loại thủy sản như tôm sú, cua biển, một số loại cá cho thu nhập khá. Theo lãnh đạo xã Phước An, địa phương hiện có trên 1.000 ha diện tích nuôi tôm, cua. Trong đó, diện tích nuôi tôm công nghiệp khoảng 200 ha. Mặc dù nuôi thủy sản công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, rủi ro thấp hơn nhưng do chi phí đầu tư ban đầu lớn, giá bán lại thấp hơn nuôi tự nhiên nên nhiều hộ dân vẫn “trung thành” với lối nuôi truyền thống.

Lao Động Đồng Nai
Đăng ngày 01/08/2018
Ban Mai
Nuôi trồng

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Vệ sinh ao nuôi định kỳ

Luôn giữ môi trường ao nuôi sạch sẽ là yếu tố hàng đầu trong nuôi tôm công nghiệp. Việc ao nuôi sạch sẽ không đem đến các mầm bệnh gây hại cho tôm, cũng như giúp tôm có điều kiện phát triển ổn đinh, tăng trưởng nhanh chóng, đạt năng suất cao cho vụ nuôi. Dưới đây là một số công việc cần làm để vệ sinh ao nuôi định kỳ.

Vệ sinh ao nuôi
• 10:37 12/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 06:54 17/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 06:54 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:54 17/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 06:54 17/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:54 17/04/2024