Thái Bình: Ngành thủy sản vượt khó hoàn thành mục tiêu

6 tháng đầu năm 2016, tuy gặp nhiều khó khăn do hạn hán, xâm nhập mặn song ngành thủy sản vẫn duy trì sản xuất và đạt kết quả đáng ghi nhận. Để đạt được mục tiêu đề ra cho cả năm 2016, ngành thủy sản phải rất nỗ lực vượt qua khó khăn trong những tháng còn lại, đặc biệt sau những thiệt hại nặng nề do bão số 1 gây ra.

thái bình
Thu hoạch cá ở xã Thái Xuyên (Thái Thụy) . Ảnh: Ngọc Linh

Những tháng đầu năm 2016, tổng sản lượng thủy sản toàn tỉnh ước đạt trên 98.800 tấn, giá trị ước đạt hơn 1.700 tỷ đồng, tăng 114,163% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, sản lượng khai thác ước đạt trên 63.200 tấn, nuôi trồng thủy sản (NTTS) đạt trên 53.500 tấn. Toàn tỉnh có 10 cơ sở sản xuất giống thủy sản với sản lượng đạt 634 triệu cá bột các loại, tôm giống 10 triệu con, thủy sản khác 288 triệu con, giá trị ước đạt gần 66,9 tỷ đồng. Theo ông Hoàng Minh Giang, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản: Kết quả đó là nền tảng để ngành thủy sản tăng tốc trong những tháng cuối năm. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 1 nên ngành thủy sản đã bị thiệt hại khá nặng nề. Do đó, việc khắc phục hậu quả sớm ổn định sản xuất đang được ngành khẩn trương triển khai thực hiện nhằm đạt được mục tiêu theo kế hoạch đã đề ra.

Toàn tỉnh có trên 6.100ha thủy sản nước ngọt, 300ha thủy sản nước lợ và gần 3.000ha nuôi ngao bị ảnh hưởng. Trong đó, gần 3.000ha thủy sản nước ngọt, 300ha thủy sản nước lợ, trên 762ha ngao bị thiệt hại từ 50% trở lên; 109 lồng bè, 217 phương tiện bị trôi và hư hỏng; trên 9km đê, kè, kênh, mương bị sạt lở; 139 cống, đập thủy lợi, trạm bơm bị sạt lở, hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại về thủy sản do bão hơn 412.600 triệu đồng.

Trước tình hình trên, ngành thủy sản đã sớm chủ động chỉ đạo các địa phương tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng thiệt hại do bão gây ra. Ông Đỗ Năng Hoạt, Phó Chủ tịch UBND huyện Vũ Thư cho biết: Trong tổng số 109 lồng, bè nuôi cá lồng bị trôi, hư hỏng thì huyện Vũ Thư có trên 90 lồng. Ngay khi bão tan, chính quyền địa phương đã kiểm tra, đánh giá mức độ thiệt hại đồng thời động viên các hộ bị thiệt hại nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định đời sống. Ông Phạm Văn Vang, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiền Hải chia sẻ: Bão số 1 đã làm địa phương thiệt hại trên 4.000ha NTTS, 573 chòi canh ngao bị sập, 83 phương tiện khai thác thủy sản bị chìm và hư hỏng. Một số đoạn trên hệ thống đê, kè cống thuộc đê biển số 6 xã Nam Cường, số 5 xã Nam Thịnh bị lở. Tiền Hải đã nhanh chóng chỉ đạo tiêu úng và vệ sinh môi trường cho ao nuôi; tổ chức đánh giá chính xác thiệt hại để sớm có kế hoạch hỗ trợ khôi phục sản xuất cho ngành thủy  sản.

Để khắc phục hậu quả sau bão, ngày 29/7, Chi cục Thủy sản đã có công văn hướng dẫn, đôn đốc các địa phương chỉ đạo các chủ hộ nuôi ngao tiến hành tu sửa vây, chân vây, lưới, chòi canh…, huy động nhân lực san mật độ ngao rải đều trên mặt bãi tránh để ảnh hưởng đến sức khỏe của ngao. Đối với NTTS nước lợ tu sửa bờ ao, đầm, cống, vệ sinh môi trường ao nuôi, tăng sức đề kháng cho đối tượng nuôi. Đối với NTTS nước ngọt, chủ động tiêu nước cho ao nuôi, cân bằng độ pH, tu sửa, gia cố lồng bè chắc chắn, chăm sóc chu đáo, đúng kỹ thuật đối tượng nuôi. Chi cục Thủy sản chỉ đạo các địa phương, hộ NTTS phải theo dõi thường xuyên diễn biến thời tiết để chủ động trong việc phòng tránh tác động của thời tiết đến hoạt động nuôi. Quan tâm, chủ động việc tiêu úng cho vùng nuôi, tránh hiện tượng mưa làm vùng nuôi bị ngập gây thất thoát cho sản xuất.

Hiện nay, ngành thủy sản tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra hướng dẫn nông, ngư dân chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh trên động vật thủy sản. Chủ động công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đồng thời tiếp tục triển khai các mô hình khuyến ngư, tổ chức tập huấn về thủy sản, góp phần cùng ngành Nông nghiệp thực hiện thắng lợi kế hoạch tăng trưởng kinh tế thủy sản năm 2016 trên 8%, sản lượng thủy sản 6 tháng cuối năm đạt gần 109.000 tấn.

Báo Thái Bình, 11/08/2016
Đăng ngày 14/08/2016
Ngọc Mai
Nuôi trồng

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 09:51 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 21:52 23/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 21:52 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 21:52 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:52 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 21:52 23/12/2024
Some text some message..