Thái Bình nuôi tôm vụ đông hiệu quả

Với thời tiết mùa đông ở miền Bắc gây ra nhiều khó khăn trong việc nuôi tôm, tuy nhiên những năm qua nhiều hộ dân huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đã có giải pháp để nuôi tôm vụ đông mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nuôi tôm vụ đông
Nuôi tôm vụ đông của gia đình anh Nguyễn Văn Khanh, xã Nam Phú (Tiền Hải).

Trong thời tiết se lạnh, chúng tôi đến thăm vùng nuôi trồng thủy sản xã Nam Phú. Trong khi phần lớn các hộ nuôi tôm quảng canh đang cải tạo, vệ sinh ao đầm cho vụ nuôi xuân hè năm 2021 thì diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của anh Nguyễn Văn Khanh vẫn phát triển ổn định trước thời tiết mùa đông khi nền nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm. Anh Khanh chia sẻ: Hiệu quả kinh tế đem lại của nuôi tôm vụ đông tăng gấp đôi so với sản xuất 2 vụ chính do địa phương rất ít hộ đầu tư nuôi vào mùa đông. Hiện nay, thị trường tôm thương phẩm cuối năm không được dồi dào, đặc biệt là dịp tết Nguyên đán. 

Nắm bắt được nhu cầu thị trường mấy năm trước đây anh Khanh đã đầu tư trên 1 tỷ đồng nuôi tôm công nghệ cao trong nhà bạt. Nhà bạt được xây dựng cố định, phủ bạt nilon sẽ giúp điều chỉnh nhiệt độ tốt hơn và phòng được bệnh đốm trắng trong giai đoạn chuyển mùa ở vụ đông. Hiện nay, tôm thẻ chân trắng của gia đình anh Khanh đang phát triển tốt, bảo đảm kích cỡ khi bán vào dịp tết Nguyên đán.

Còn đối với hộ anh Nguyễn Văn Nhàn, thôn Đức Cường, xã Nam Cường đã chuyển đổi 8 sào nuôi tôm thẻ chân trắng ở ao đất sang nuôi trong nhà bạt theo hướng công nghệ cao đã cho hiệu quả kinh tế cao. 

Anh Nhàn cho biết: Ngoài việc làm nhà bạt, người nuôi tôm vụ đông còn phải lưu ý quản lý hiệu quả môi trường nuôi, xử lý tốt nguồn nước đầu vào và tìm nguồn con giống có uy tín thì hiệu quả nuôi tôm mới bảo đảm. Ngoài ra, diện tích nuôi tôm của tôi đã ứng dụng công nghệ cho ăn bằng máy có hẹn giờ qua phần mềm. Việc cho tôm ăn bằng máy vừa giảm bớt nhân công, thức ăn lại đều khắp ao, không bị dư thừa, tôm ăn liên tục, lớn nhanh, đều đẹp, không bị nhiễm bệnh. Ưu điểm nuôi tôm trong nhà bạt tránh được thời tiết bất lợi, như mưa và gió làm giảm pH, nhiệt độ, độ mặn và gây phân tầng nước trong ao nuôi tôm. Tránh được trời rét mùa đông do nuôi tôm trong nhà bạt nhiệt độ cao hơn bên ngoài 7 - 12oC và tôm thương phẩm luôn chủ động, giá bán cao gấp 1,5 lần so với chính vụ. Vụ đông hàng năm sản lượng tôm đạt trên 5 tấn/8 sào, trừ chi phí gia đình tôi thu lãi liên tiếp 3 vụ tôm trên 400 triệu đồng.

Ông Phạm Văn Vang, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiền Hải cho biết: Những năm trước đây, các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng huyện Tiền Hải hầu như chỉ sản xuất 2 vụ chính do các đối tượng nuôi không chịu được nhiệt độ thấp mùa đông. Xuất phát từ nhu cầu của thị trường tôm thương phẩm khan hiếm phục vụ dịp cuối năm và tết Nguyên đán, do đó thời gian qua nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiền Hải đã mạnh dạn phát triển thêm 1 vụ sản xuất trong năm là nuôi tôm vụ đông. Trong đó đã đầu tư xây dựng các ao nuôi có nhà bạt che phủ, lót bạt dưới đáy ao và có hệ thống quạt oxy để kiểm soát nhiệt độ, bảo đảm nhiệt độ bên trong và ngoài ao luôn chênh lệch từ 7 - 12oC giúp tôm sinh trưởng tốt. Tôm thành phẩm bảo đảm chất lượng và có năng suất tương đương 2 vụ chính, ước tính mỗi héc-ta đạt từ 25 - 30 tấn/vụ. Trong khi giá bán ra cao hơn từ 1,5 - 2 lần so với tôm chính vụ. Hiện nay, huyện Tiền Hải cũng tạo điều kiện cho các hộ nuôi tôm theo hướng công nghệ cao, yêu cầu phải được đầu tư bài bản theo quy trình khép kín từ xử lý nguồn nước, môi trường ao nuôi và kiểm soát con giống sạch bệnh. Tích cực chỉ đạo ngành chuyên môn, các địa phương tăng cường tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ dân các biện pháp chăm sóc, phòng bệnh cho diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng. Đến thời điểm này, huyện Tiền Hải phát triển được diện tích nuôi tôm vụ đông đạt 36,4ha, số lượng thả 13 triệu con tôm giống.

Thời gian tới, huyện Tiền Hải tiếp tục chú trọng phát triển nuôi tôm công nghệ cao nhằm phát triển nuôi tôm vụ đông theo hướng bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Bảo đảm quy vùng hợp lý tại các địa phương có nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao. Khuyến khích thu hút các tổ chức, cá nhân có năng lực về tài chính vào đầu tư trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Từ đó góp phần thực hiện thành công cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững trên địa bàn.

Báo Thái Bình
Đăng ngày 30/11/2020
Mạnh Thắng
Nuôi trồng

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:50 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 09:51 23/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 02:49 25/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 02:49 25/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 02:49 25/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 02:49 25/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 02:49 25/12/2024
Some text some message..