Thái Lan thiệt hại 1,5 tỷ USD do hội chứng tôm chết sớm

Thái Lan, nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới, đang phải vật lộn với Hội chứng tôm chết sớm (EMS), một loại bệnh dịch ở tôm có thể gây thiệt hại lớn về kinh tế.

EMS tôm
EMS là hội chứng vi khuẩn truyền nhiễm khiến hệ thống tiêu hóa của tôm bị hủy hoại. (Nguồn: chiangmai-mail.com)

EMS, do vi khuẩn truyền nhiễm khiến hệ thống tiêu hóa của tôm bị hủy hoại, đã làm ngành thủy sản Thái Lan thiệt hại tới 50 tỷ baht (tương đương 1,54 tỷ USD) và có nguy cơ làm giảm tới 40% sản lượng tôm hàng năm của nước này.

EMS lần đầu tiên được báo cáo ở Trung Quốc hồi năm 2009, sau đó đã lan sang Việt Nam và Malaysia.

Dịch bệnh này bùng phát ở Thái Lan mùa Hè vừa qua, làm cho giá tôm tại nước này tăng gấp đôi và tại Mỹ tăng 20%.

Phát biểu trên tờ Bangkok Post số ra ngày 24/12, Chủ tịch Hiệp hội tôm Thái Lan Somsak Paneetatyasai cho biết tổng sản lượng tôm xuất khẩu năm nay của Thái Lan chỉ ở mức 200.000 tấn với tổng trị giá 70 tỷ baht (2,15 tỷ USD), trong khi các con số này năm ngoái là 350.000 tấn với trị giá 3,39 tỷ USD.

Ông Paneetatyasai nhận định mặc dù xuất khẩu sụt giảm mạnh và để mất danh hiệu nhà xuất khẩu tôm số một tại thị trường Mỹ về tay các nhà xuất khẩu Ấn Độ, Thái Lan vẫn là nước xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới trong năm nay.

Trong khi đó, cũng chịu ảnh hưởng của EMS, Ấn Độ đã công bố các biện pháp kiểm soát nhằm đối phó với căn bệnh này.

Cơ quan Phát triển hải sản xuất khẩu Ấn Độ (MPEDA) thông báo các hộ nuôi trồng thủy sản nước này sẽ được yêu cầu ngừng canh tác từ nay đến đầu tháng Hai năm tới để đảm bảo rằng tất cả các hồ nuôi tôm có đủ thời gian khô cạn trước khi được làm đầy.

Theo nhà nghiên cứu Donald Lightner tại Đại học Arizona (Mỹ), loài vi khuẩn gây ra EMS đã được xác định. Tuy nhiên do chưa rõ nguồn gốc của vi khuẩn nên việc chữa bệnh cho tôm vẫn còn rất khó khăn.

Mặc dù vậy, ông Lightner cho biết EMS không gây mối đe dọa nào đối với con người, ngay cả khi vô tình ăn phải tôm nghiễm bệnh.

Ngoài ra, giáo sư Tim Flegal tại Trung tâm Quốc gia về công nghệ sinh học và công nghệ di truyền (BIOTEC) của Thái Lan, đơn vị đang cộng tác với nhà nghiên cứu Lightner, cho biết vi khuẩn gây EMS có ở khắp mọi nơi trong môi trường biển nhiệt đới, do đó cần xác định toàn bộ hệ gen của chúng để nghiên cứu phương án điều trị.

Các nhà nghiên cứu cũng đang nỗ lực xác định cách thức lây lan của vi khuẩn trên từ đại dương vào các hồ nuôi tôm của nông dân./.

TTXVN/Vietnam+, 25/12/2013
Đăng ngày 26/12/2013
Kinh tế

Khắc phục bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm

Nuôi tôm siêu thâm canh, công nghệ cao, để tôm khoẻ mạnh, bà con cần quan tâm và chú trọng các yếu tố quan trọng.

Phòng ngừa bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm nuôi
• 10:45 05/07/2023

Chẩn đoán bệnh tôm thông qua máy học

Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI), học máy (machine learning – ML) hay học sâu (deep learning - DL) là những thuật ngữ thường được sử dụng ngày nay.

Mô phỏng
• 10:20 03/07/2023

Giải pháp phòng ngừa EHP trong trại sản xuất tôm giống

EHP - bệnh vi bào từ trùng đang là mối quan tâm lớn đối với người nuôi tôm. EHP không gây chết cấp tính với tỉ lệ cao trong ao nuôi, tuy nhiên chúng ký sinh trong gan tụy tôm, sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến tôm nuôi không đủ dinh dưỡng cho tăng trưởng và lột xác.

Elanco product
• 17:30 22/03/2023

"Điểm mặt" thủ phạm gây bệnh trên tôm

Nhóm sinh viên của, Trường Đại học Nha Trang vừa hoàn thành đề tài về gen độc và đánh giá tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trên tôm nuôi tại Khánh Hòa. Qua đó, khuyến cáo việc sử dụng kháng sinh đối với nuôi tôm hiện nay.

Thí nghiệm
• 16:05 04/01/2023

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 23:45 27/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 23:45 27/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 23:45 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 23:45 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 23:45 27/04/2024