Thai Union hướng đến cơ hội tại thị trường Nam Mỹ

Công ty Thai Union Frozen Products Plc (TUF), công ty cá ngừ hộp lớn nhất thế giới đang xem thị trường Nam Mỹ là chiến lược vươn ra toàn cầu.

nhà máy chế biến thủy sản
Ảnh minh họa

Chủ tịch kiêm tổng giám đốc công ty Thiraphong Chansiri cho biết công ty đang xem xét mở rộng ra thị trường Nam Mỹ nơi có sức mua cao hơn ASEAN.

Ông cho biết: “Đến nay, tiêu thụ của khu vực này đang gia tăng nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Chúng tôi đang tìm kiếm nhiều cơ hội để mở rộng kinh doanh ở đây, bằng cách hợp tác với các đối tác kinh doanh trong tương lai gần”.

Nam Mỹ chỉ chiếm khoảng 1% tổng doanh thu của TUF, trong khi Mỹ chiếm 42%, châu Âu 30%, Nhật Bản và Thái Lan  mỗi nước chiếm 7% và 4% còn lại là từ các thị trường khác.

Thiraphong cho biết giá cá ngừ đã giảm xuống 1.200-1.300 USD/tấn so với mức 1.950 USD/tấn năm 2013. Tuy nhiên, tình hình gần như sẽ được cải thiện trong 6 tháng cuối năm nhờ sự phát triển ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.

Các nền kinh tế Mỹ và châu Âu cũng có những cải thiện và TUF hy vọng doanh thu và lợi nhuận sẽ tăng ở các thị trường này.

Cá ngừ đóng góp 47 % doanh thu của TUF năm 2013, tiếp theo là tôm và ngành kinh doanh có liên quan (25%), thức ăn chăn nuôi (7%), cá cơm và cá thu (6%), cá hồi (4%) và các sản phẩm khác (11%) .

Vào năm 2013, TUF phải trải qua nhiều khó khăn trong xuất khẩu thủy sản, chủ yếu là do giá cá ngừ biến động và Hội chứng tôm chết sớm (EMS). "Tình trạng lây lan EMS có thể giảm bớt trong 6 tháng cuối năm 2014", ông Thiraphong cho biết.

Năm nay, TUF dự kiến đạt doanh thu 4 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2013, với tổng lợi nhuận 14%.

Bằng cách tập trung vào việc kiểm soát chi phí, TUF hy vọng sẽ duy trì doanh số bán hàng và chi phí quản lý ở mức 9% doanh thu. Doanh thu dự kiến ​​đạt 5 tỷ USD vào năm 2015 và đạt 8 tỷ USD vào năm 2020.

Để đẩy mạnh tăng trưởng, ông Thiraphong cho biết TUF luôn luôn hướng đến khả năng sáp nhập và mua lại. Ngoài ra, việc phát triển các ngành kinh doanh chính sẽ được thúc đẩy thông qua đổi mới sản phẩm và mở rộng thị trường. 

Công ty đã đưa ra một định hướng chiến lược cho năm 2014 là đưa TUF trở thành một công ty lớn trên thế giới với cấu trúc toàn cầu với năm chiến lược là quản lý nhân lực, đổi mới, phát triển bền vững, tìm nguồn cung ứng chiến lược và phát huy tối đa hoạt động trên toàn cầu. 

Mỗi năm, TUF sẽ đầu tư 150 triệu bạt cho nghiên cứu và phát triển. Kế hoạch ba năm đã được đặt ra để đưa cá ngừ trở thành một sản phẩm toàn cầu. 

Danh mục đầu tư TUF bao gồm các thương hiệu hàng đầu như Sealect, Fisho và Bellotta, cũng như các thương hiệu quốc tế đã được công nhận như Chicken of the Sea, John West, Petit Navire, Parmentier, Mareblu and Century.

Bangkok Post/Vietfish, 11/04/2014
Đăng ngày 15/04/2014
Thế giới

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 09:57 14/03/2025

Cá tra Việt Nam liệu có đáng bị xem là thực phẩm “kém chất lượng” ở châu Âu?

Cá tra từ lâu đã là “ngôi sao sáng” trong ngành thủy sản Việt Nam, góp phần đưa tên tuổi nước ta vươn xa trên bản đồ xuất khẩu thế giới.

Cá tra
• 10:05 10/03/2025

Hoa Kỳ: Phí bảo hiểm tăng thúc đẩy sự thay đổi của giá tôm

Thời gian gần đây, giá tôm xuất khẩu của Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ các chính sách mới của Hoa Kỳ. Việc áp dụng nhiều khoản phí nhập khẩu đã đẩy chi phí tăng cao, tác động trực tiếp đến giá cả và nhu cầu tiêu thụ tôm Việt Nam tại thị trường này. Bà con nuôi tôm cần nắm rõ những thay đổi này để có hướng thích ứng phù hợp, tránh rủi ro trong xuất khẩu.

Chế biến tôm
• 09:49 26/02/2025

Ngành tôm Ecuador trước thách thức: Trung Quốc giảm nhập khẩu?

Ngành tôm Ecuador đã đạt được nhiều thành tựu nhờ vào thị trường Trung Quốc, nhưng sự phụ thuộc quá lớn vào một đối tác đang dần bộc lộ rủi ro.

Tôm thẻ
• 10:23 21/02/2025

Bí ẩn nghề đếm con giống ở Cà Mau: Nhìn thôi đã chóng mặt!

Cà Mau, vùng đất nổi tiếng với nghề nuôi trồng thủy sản, không chỉ thu hút sự quan tâm bởi sản lượng tôm, cua giống khổng lồ mà còn bởi một công đoạn độc đáo: Đếm con giống. Công việc tưởng chừng đơn giản này lại đòi hỏi kỹ năng cao, tốc độ nhanh và sự chính xác gần như tuyệt đối.

Đếm giống
• 01:18 21/03/2025

Biến đổi khí hậu và nghề nuôi vẹm: Nhiệt độ tăng làm thay đổi môi trường

Nghề nuôi nhuyễn thể nước mặn là có thể coi là nền tảng của ngành NTTS toàn cầu, cung cấp nguồn protein quan trọng cho hàng triệu người, đặc biệt là ở các nước có thu nhập trung bình và thấp.

Nuôi vẹm
• 01:18 21/03/2025

Nội ký sinh trùng trên tôm

Ký sinh trùng là nhóm nguyên sinh vật ký sinh trung gian trên nhóm thân mềm 2 mảnh vỏ và nhóm giun tơ xâm nhập vào cơ thể khi chúng bám trên mang hoặc được tôm ăn vào. Khi tôm bị nhiễm ký sinh trùng, năng suất nuôi sẽ bị giảm đáng kể, đồng thời chất lượng tôm cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây tổn thất không nhỏ cho bà con.

Ký sinh trùng trên tôm
• 01:18 21/03/2025

Bình Định: Huyện Phù Mỹ quyết chấm dứt tình trạng tàu cá ngắt kết nối thiết bị VMS

Những ngày qua, tình trạng tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình (VMS) trên địa bàn tỉnh Bình Định, đặc biệt là tại huyện Phù Mỹ, đang gây nhiều lo ngại.

Tàu đánh bắt cá Việt Nam
• 01:18 21/03/2025

Áp dụng quy trình nuôi VIETGAP: Lợi ích thiết thực cho người dân

VIETGAP là quy trình thực hành nông nghiệp tốt do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe người lao động. Quy trình này áp dụng cho nhiều lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có nuôi trồng. Mục tiêu chính của VIETGAP là giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm và mang lại lợi ích bền vững cho cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng.

Nuôi trồng thủy sản
• 01:18 21/03/2025
Some text some message..