Tham gia chuỗi liên kết cá tra, bỗng biến thành… con nợ

Sau khi lãnh đạo Công ty TNHH SX-TM-DV Thuận An (Tafishco) “đi công tác nước ngoài” rồi “bặt vô âm tín”, cả chục nông dân (ND) tham gia chuỗi liên kết dọc sản xuất cá tra với Tafishco như “ngồi trên đống lửa”. Ngân hàng kiên quyết đòi nợ, trong khi họ gần như không thể đòi số tiền đã bán cá cho Tafishco.

Tham gia chuỗi liên kết cá tra, bỗng biến thành… con nợ
Ông Nguyễn Văn Tấn dùng những ao nuôi từng liên kết với Tafishco cho người khác thuê nuôi cá để cầm cự

ND tuân thủ, doanh nghiệp “bẻ kèo”

Là người nuôi cá tra kỳ cựu ở xã Vĩnh Thạnh Trung (Châu Phú), ông Nguyễn Văn Tấn hiểu rõ 2 nỗi lo chính đối với người nuôi cá tra là nguồn vốn sản xuất và đầu ra cá nguyên liệu. Do vậy, khi tỉnh triển khai Nghị quyết số 14/NQ-CP, ngày 5-3-2014, về chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp, ông Tấn cùng 12 hộ dân khác đã hăng hái tham gia dự án “chuỗi liên kết dọc trong sản xuất cá tra” với diện tích 31,1ha. “Lợi ích lớn nhất khi tham gia liên kết là giải quyết được vấn đề nguồn vốn khi giá trị tài sản thế chấp của chúng tôi chỉ cần đối ứng được 10% trong tổng số tiền vay. Ví dụ, bình thường, tài sản thế chấp có thể vay 1 tỷ đồng, khi tham gia dự án, người nuôi cá được vay đến 10 tỷ đồng, góp phần giải quyết bài toán giá trị đầu tư ao nuôi cá tra rất lớn nhưng tài sản thế chấp lại bị định giá thấp theo đất nông nghiệp thông thường” - ông Tấn giải thích.

Theo hợp đồng thỏa thuận ký kết giữa 3 bên tham gia chuỗi: Tafishco, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh An Giang (Agribank An Giang) và người nuôi, ND vay vốn không được nhận tiền mặt mà mở tài khoản lưu giữ tại ngân hàng. Trong quá trình nuôi cá, Tafishco và Agribank An Giang lựa chọn đối tác cung cấp thức ăn, ND ký nhận khi thức ăn được giao xuống ao nuôi. Đến kỳ thu hoạch, nhân viên Tafishco xuống bắt cá (không được bán ra ngoài), tiền mua cá được chuyển cho Agribank An Giang. Sau khi trừ tiền mua thức ăn, thanh toán khoản vay, ND được chuyển số tiền chênh lệch còn lại vào tài khoản.

Qua thực tế triển khai chuỗi liên kết dọc trong sản xuất cá tra (từ năm 2014), mô hình được người nuôi, các sở, ngành tỉnh An Giang và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) đánh giá rất cao, đề nghị mở rộng đại trà sau thời gian thí điểm. Tuy nhiên, sự cố đáng tiếc xảy ra khi ngày 19-11-2016, phía Tafishco gửi văn bản thông báo người đại diện pháp luật của công ty (Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Huệ Trinh) “đi nước ngoài chưa trở về Việt Nam”. Trước đó, công ty đã mua cá của 10 hộ dân với tổng số tiền 62,72 tỷ đồng nhưng chưa chuyển qua Agribank An Giang để thanh toán. Tới kỳ thu nợ, Agribank An Giang thông báo 10 hộ nuôi phải thanh toán khoản vay 78,43 tỷ đồng khiến ND chới với.

Cần chuyển nợ cho Tafishco

Đó là quan điểm kiến nghị của UBND tỉnh An Giang đối với NHNNVN. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Nưng cho rằng, theo quy trình dự án chuỗi, khi ND giao cá cho Tafishco thì các hộ dân phải được tất toán khoản nợ vay mua thức ăn và khoản vay này phải chuyển sang Tafishco nhận nợ. Nhưng thực tế, các hộ dân tham gia dự án chuỗi khi hoàn thành việc bán cá vẫn chưa được tất toán khoản nợ vay ngân hàng. Các hộ ND còn dư nợ vay ngân hàng trong khi Tafishco nợ tiền mua cá của họ, dẫn đến tình trạng ND không có tiền trả nợ vay ngân hàng và không có vốn tái đầu tư sản xuất.

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh đề nghị, đối với các hộ dân đã thực hiện theo đúng quy trình dự án chuỗi liên kết dọc cá tra nhưng Tafishco còn nợ tiền mua cá thì khoản nợ vay ngân hàng của các hộ này chuyển sang cho Tafishco nhận nợ và có trách nhiệm trả nợ theo dự án chuỗi. ND được trả lại tài sản thế chấp để tiếp tục vay vốn, tái sản xuất. Đồng thời, ngân hàng ngừng tính lãi cho các hộ dân kể từ ngày 19-11-2016.

Kiến nghị của UBND tỉnh được người nuôi cá trong chuỗi rất đồng tình, ủng hộ. Tuy nhiên, mới đây, khi nghe thông tin NHNNVN không đồng ý với đề nghị của UBND tỉnh An Giang, tiếp tục tính khoản nợ cho ND, nhiều người đã hụt hẫng.

Nỗi lo của các hộ nuôi cá là có cơ sở bởi chỉ cần nhìn vào 2 hợp đồng tín dụng mà Tafishco vay vốn Agribank An Giang, ký cùng ngày 15-9-2016, có thể thấy khả năng thu hồi nợ là rất khó. Tổng 2 khoản vay gần 500 tỷ đồng nhưng tổng giá trị tài sản đảm bảo (thế chấp) của Tafishco chỉ trị giá 244,51 tỷ đồng (hợp đồng cấp tín dụng có đảm bảo bằng tài sản chiếm tỷ lệ 36%, không có đảm bảo bằng tài sản chiếm đến 64%).

Báo An Giang
Đăng ngày 24/11/2017
Bài & ảnh: Ngô Chuẩn
Kinh tế

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 00:36 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 00:36 20/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 00:36 20/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 00:36 20/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 00:36 20/12/2024
Some text some message..