Thăm nhà “vua cá lóc”

20 năm nay, người dân miền Tây Nam Bộ tôn vinh ông Nguyễn Văn Đính (tức Sáu Đính) là “vua cá lóc”. Bởi, ông không chỉ là người nuôi cá lóc giỏi, mà còn là người tiên phong hình thành “vương quốc” nuôi cá lóc ở xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp…

vua ca loc
“Vua cá lóc” Sáu Đính.

Nghề nuôi cá lóc ở xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp xuất hiện từ đầu những năm 90 của thế kỉ trước và phát triển cho đến nay. Mỗi năm, toàn xã có khoảng 200 hộ nuôi cá lóc với gần cả trăm héc-ta mặt nước ao, đầm... cung cấp cho thị trường cả nghìn tấn cá lóc thương phẩm, hàng vạn con cá lóc giống các loại…

Người dân các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau… tìm đến “vua cá lóc” Sáu Đính để học hỏi kinh nghiệm với mục đích vượt nghèo, vươn lên giàu; còn sinh viên Khoa Nuôi trồng thủy sản các trường đại học đi thực tế và lấy trang trại nuôi cá lóc của ông làm luận án tốt nghiệp; các nhà khoa học thì tìm đến ông trao đổi, chia sẻ kĩ thuật...

Trang trại của “vua cá lóc” Sáu Đính có đến hàng chục cái ao, đầm lớn nhỏ cặp bên bờ kênh Phèn của xã Phú Thọ. Mỗi năm, trang trại của ông cung cấp cho thị trường hàng trăm tấn cá lóc thương phẩm, thu nhập hàng tỉ đồng. Ông hai lần báo cáo điển hình toàn quốc về nuôi cá lóc giỏi, năm 2002 được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích “Vì sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và Bảo vệ Tổ quốc”; được Hội Nông dân Việt Nam, Bộ NN&PTNT tặng Bằng khen “Nông dân thi đua sản xuất giỏi”…

“Vua cá lóc” tâm sự: “Quê tôi ở một xã giáp biên giới Cam-pu-chia. Năm 1962, tôi đưa vợ con vào vùng Đồng Tháp Mười mưu sinh. Với hai bàn tay trắng, không người thân, không đất sản xuất, gia đình tôi cất một cái chòi lá bên cạnh dòng kênh Đồng Tiến, thuộc xã Phú Thọ để khai hoang mở đất, làm mướn nuôi thân”.

Lúc bấy giờ, vùng đất Tam Nông rất khó sống bởi bị nhiễm phèn nặng, cỏ lau, cỏ lác mọc dày đặc không loại cây nào sống nổi. Đó là chưa kể đến sâu rầy, chuột bọ sinh sôi phá hại tràn lan rồi muỗi, mồng, đỉa, vắt vô số... Vì thế, nhiều người đến vùng đất mới này chỉ sau một, hai năm đã ra đi.

Để trụ lại, vợ chồng ông Sáu Đính cùng nhau lao vào công việc, làm đủ nghề để mưu sinh. Hằng ngày, ông bà tảo tần chở lúa mướn, làm thuê, thả lưới, giăng câu, hái rau, bắt ốc... lo nuôi sống gia đình và khai hoang mở đất, chuyển vụ được vài công ruộng để canh tác kiếm nguồn thu nhập ổn định. Ông thường xuyên lội đồng, băng ruộng tìm vớt từng bầy cá lòng ròng đem về thả trong ao, đầm quanh nhà. Lúc đầu, không nắm vững kĩ thuật, không có thức ăn cho cá nên đàn cá lóc con lần lượt chết sạch.

Không nản, ông Sáu Đính vẫn tiếp tục vớt cá lòng ròng ngoài tự nhiên đem về ương, đồng thời chú tâm tìm hiểu cách nuôi và chăm sóc đàn cá. “Sau nhiều ngày đêm tìm tòi, trăn trở… cuối cùng, tôi mới ngộ ra một điều: Kình ngư thực tiểu ngư (cá lớn ăn cá bé) nên áp dụng”. Ông nói về thành công của mình rất ngắn gọn.

Ông thả 20.000 con cá lóc giống, sau 8 tháng nuôi, thu hoạch được 5,2 tấn cá lóc thương phẩm, bán được trên 100 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư và công chăm sóc, ông Sáu còn lãi hơn 40 triệu đồng. Từ đó, mỗi năm ông Sáu Đính mở rộng thêm diện tích và tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quá trình nuôi. Không dừng lại đó, ông phát hiện ra giống cá lóc “môi trề” rất háu ăn và mau lớn… Nuôi khoảng 8 tháng có thể đạt trọng lượng 4 kg/con nhưng không được thị trường ưa chuộng vì thịt không ngon. Ông Sáu Đính cho lai tạo cá lóc môi trề với cá lóc đồng truyền thống ra loài cá lóc đầu nhím. Loại này nuôi mau lớn, thịt thơm ngon được người tiêu dùng ưa chuộng.

Trong quá trình nuôi, ông Sáu còn sáng tạo ra nhiều phương pháp nuôi cá lóc độc đáo, mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Nuôi cá lóc mùa nghịch, nuôi trong hồ xi-măng, nuôi trong bồn ni-lông, nuôi trong lưới cước… Tính riêng năm 2004, ông Sáu Đính thu nhập hơn 4 tỉ đồng từ cá lóc. Trừ chi phí đầu tư và công chăm sóc, lãi ròng trên nửa tỉ đồng. Từ vài năm nay, do nguồn cá biển, cá tạp các loại khan hiếm nên trang trại nuôi cá lóc của ông Sáu là đầu mối tiêu thụ thức ăn viên công nghiệp nhiều độ đạm để làm mồi nuôi cá lóc và là nơi giải quyết việc làm cho hàng chục lao động ở địa phương. Cũng là nơi cung cấp nguồn cá lóc nguyên liệu để sản xuất ra “Khô cá lóc Tràm Chim”, một thương hiệu nổi tiếng trong nước và xuất khẩu…

Giờ đây, “vua cá lóc” Nguyễn Văn Đính tuổi đã cao, sức khỏe giảm sút, nhưng niềm đam mê của ông với nghề nuôi cá lóc vẫn còn vẹn nguyên. Mỗi ngày ông vẫn ra thăm, cho đàn cá lóc ăn mồi và chuyển giao toàn bộ kĩ thuật, kinh nghiệm cho các con.

Đăng ngày 29/11/2012
Trần Trọng Trung
Nuôi trồng

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:50 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 21:34 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 21:34 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 21:34 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:34 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 21:34 26/12/2024
Some text some message..