Thận trọng khi nuôi tôm trên cát

Mấy năm nay, mô hình nuôi tôm trên cát đã phát triển tại nhiều tỉnh ven biển, bước đầu tạo được hiệu quả. Tuy nhiên bên cạnh đó, đã có nhiều phát sinh, về tác động lâu dài đến môi trường, nguồn nước... Xung quanh vấn đề này, đã có nhiều ý kiến đưa ra.

nuoi tom tren cat
Mặc dù hiệu quả cao song nuôi tôm trên cát cũng không ít hệ lụy

Ông Trần Cao Mưu - Tổng thư ký Hội Nghề cá Việt Nam: Không khuyến cáo nuôi mở rộng

Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã thực hiện nuôi tôm trên cát. Ở nước ta, mô hình này cũng đã có từ mấy năm nay. Tuy nhiên, do chúng ta chưa có quy hoạch đầy đủ nên dẫn đến hiện tượng ô nhiễm môi trường, khai thác quá mức nước ngầm, tranh chấp giữa vùng biển du lịch và vùng nuôi, chen lấn rừng phòng hộ...

Vấn đề đặt ra hiện nay là nhiều tỉnh cho nuôi tôm trên cát thì bắt buộc phải có quy hoạch đúng, nhằm nuôi có hiệu quả. Vì mô hình này hoàn toàn có thể tận dụng được vùng đất lâu nay không sử dụng, hơn nữa, nó cũng sẽ ít phải chịu ảnh hưởng từ thiên tai. Tuy nhiên, để có được sự bền vững thì cần phải có quy hoạch thực sự nghiêm túc, không được sử dụng nước ngầm. Và nếu nó nằm trong vùng “tranh chấp” thì cần phải cân nhắc giữa cái lợi và cái hại.

Nuôi tôm trên cát đến nay cũng đã có nhiều hiệu quả, nhưng khuyến cáo không nên mở rộng và hết sức thận trọng, bởi về lâu dài, nó vẫn ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng nước, rừng phòng hộ...

Ông Bùi Tùng Phong - nguyên Giám đốc Sở Thủy sản Hà Tĩnh: Không nên phát triển nuôi theo chỉ tiêu

Nuôi tôm trên cát là một định hướng phát triển kinh tế tốt khi đưa vào cuộc sống, với điều kiện phải thực hiện được quy hoạch đúng, thiết kế đúng và đảm bảo mục đích bảo vệ môi trường, cảnh giác dịch bệnh.

Cụ thể, quy hoạch các trang trại, dự án nuôi tôm chỉ ở quy mô nhỏ, giữa các trại nuôi phải có khoảng cách; hơn nữa, trong quy hoạch, khi nuôi biển phải đảm bảo diện tích rừng phòng hộ và tuyệt đối không nuôi ồ ạt. Về thiết kế, phải đủ diện tích cho xả thải, không được bơm nước ngọt vào nuôi tôm mà phải tận dụng công nghệ mới bơm ngầm nước biển, để đảm bảo nguồn nước ngầm ổn định. Thêm nữa, vấn đề này cần phải tiếp tục được nghiên cứu, vì đây là ngành mới ở Việt Nam và thế giới cũng vậy, nhằm từng bước giải quyết những khó khăn trong kỹ thuật nuôi, đối tượng dịch bệnh, hóa chất sử dụng, chất lượng con giống... Bên cạnh đó về thị trường cũng phải đảm bảo có sự ổn định, nhất là về giá cả, vì vừa qua, chuyện tôm khó xuất khẩu do nguồn nguyên liệu, cùng với việc nhiều doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu đã gây thiệt hại lớn đối với người nuôi tôm.

Nuôi tôm trên cát cần rất thận trọng, nên tùy vào điều kiện tự nhiên từng địa phương và điều kiện con người để phát triển chứ không nên làm theo chỉ tiêu, vì sẽ ảnh hưởng đến môi trường mà không thể kiểm soát được. Một khó khăn hiện nay là tình hình dịch bệnh vẫn còn thiếu giải pháp khắc phục nên dễ gây thiệt hại cho người nuôi.

Ông Nguyễn Lương Hiền - Chủ tịch Hội Nghề cá Thừa Thiên - Huế: Phải đảm bảo tính bền vững trong phát triển

Vấn đề nuôi tôm trên cát từ nhiều năm nay ở Huế là tương đối tốt, nó sử dụng được những diện tích hoang hóa ven biển lâu nay. Hơn nữa trong quá trình nuôi, là lấy nước biển trực tiếp vào ao, nên chất lượng nước sạch, đảm bảo tôm phát triển tốt.

Hiện nay, đối tượng nuôi thích hợp nhất là tôm thẻ chân trắng vì nó đang có thị trường tốt, thời gian nuôi ngắn (từ 2,5 – 3 tháng), phù hợp với điều kiện trong tỉnh và người nuôi chủ động hơn trong việc ngắt vụ và lách được giai đoạn thời tiết nắng nóng, giảm thiệt hại cho tôm nuôi. Hơn nữa, thời gian nuôi ngắn nên tình hình dịch bệnh cũng sẽ ổn hơn.

Tỉnh Thừa Thiên - Huế quy hoạch diện tích nuôi tôm trên cát khoảng 550 ha, tính đến nay đã đưa vào nuôi trên 200 ha. Hai năm trở lại đây, tổng sản lượng luôn đạt 4.000 - 4.500 tấn, và đến tháng 8 vừa qua, tỉnh đã thu hoạch đạt khoảng 70% tổng sản lượng trên. Vẫn còn vụ đông quan trọng, hứa hẹn sẽ cho sản lượng cao hơn nữa.

Tuy đạt hiệu quả như vậy, nhưng để mô hình nuôi tôm trên cát phát triển bền vững thì cần phải giải quyết nhiều vấn đề. Trước tiên, phải đảm bảo vấn đề hậu cần, đặc biệt là con giống, vì hiện nay tình trạng con giống kém chất lượng và bán trôi nổi rất phổ biến, gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm vì năng suất kém và dễ xảy ra dịch bệnh. Tiếp nữa là về thời gian nuôi phải được tính toán thật kỹ, nhằm tránh được vụ nắng nóng. Thứ ba là về vấn đề kỹ thuật, cần phải đầu tư tốt cho cơ sở hạ tầng, xử lý nước thải để đảm bảo vệ sinh vùng nuôi và môi trường, đảm bảo tính bền vững cho phát triển.

Tựu chung có thể thấy, nuôi tôm trên cát ở các tỉnh miền Trung đang rất thích hợp, đặc biệt đối với các tỉnh còn nhiều khó khăn.

Ông Võ Văn Kỹ - Trưởng phòngNTTS - Sở NN&PTNT Quảng Ngãi: Cần sự phối hợp của các cấp, ngành

Nuôi tôm trên cát trong nhiều năm qua đã mang lại thu nhập khá cho người dân ven biển, bãi ngang. Tuy nhiên trong một hai năm nay, tình hình dịch bệnh kéo dài nên hiệu quả bị giảm. Nhằm khắc phục tình trạng này, vừa qua, tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản gửi Bộ, ngành và Hội Nghề cá Việt Nam kiến nghị cử đoàn kiểm tra để tìm kiếm nguyên nhân và khắc phục hậu quả tôm nuôi cho tỉnh và cả nước. Nhưng đến nay, vẫn chưa có cơ quan đoàn thể nào xuống nắm bắt tình hình.

Nuôi tôm trên cát hiện nay năng suất tuy không được cao do dịch bệnh phát sinh, nhưng vẫn tận dụng được tốt những bãi ngang ven biển, vì nếu không nuôi tôm thì cũng không thể sử dụng vào mục đích nào, bỏ hoang hóa sẽ rất phí. Nhưng về lâu dài, cần phải có quy hoạch cụ thể, không để người dân nuôi tự phát, sẽ không đảm bảo tính bền vững. Và để làm được điều này, rất cần sự vào cuộc của các cấp, ngành, đặc biệt là phải kiểm soát tốt vấn đề con giống và dịch bệnh, nhằm mang lại hiệu quả thực sự cho người nuôi.

Ðể đảm bảo phát triển nuôi tôm trên cát một cách bền vững, cần phải nhìn nhận một cách toàn diện, hài hoà giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường nhằm hạn chế mâu thuẫn giữa lợi ích người dân với các nhà đầu tư và kinh doanh.

TSVN
Đăng ngày 29/09/2012
Nuôi trồng

Chiến lược quản lý amoniac hiệu quả trong nuôi tôm

Về cơ bản amoniac trong nước ao không thể loại bỏ hoàn toàn vì nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình nitrat hóa. Tuy nhiên, khi vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến ao nuôi và sức khỏe tôm. Do đó, việc kiểm soát amoniac một cách hiệu quả cũng quan trọng không kém, góp phần nâng cao năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 09:00 28/09/2024

Tại sao khí độc lại tăng cao sau khi trời mưa bão?

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 27/09/2024

Thuật ngữ BMW trong nuôi tôm

MBW hay còn gọi là trọng lượng cơ thể trung bình. Trong nuôi tôm, thuật ngữ MBW đóng vai trò khá quan trọng và thường được sử dụng để tính toán nhiều khía cạnh khác nhau nhằm đánh giá tình trạng phát triển của tôm.

Tôm thẻ
• 09:44 27/09/2024

Tảo độc ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe tôm nuôi?

Tảo độc là một trong những mối lo ngại lớn đối với các ao nuôi tôm. Khi môi trường ao nuôi không được kiểm soát đúng cách, tảo độc có thể phát triển mạnh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của tôm và gây thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi. Vì vậy, vào lúc thời tiết mưa như hiện nay, hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu về chúng nhé.

Tảo độc
• 09:32 26/09/2024

Xuất khẩu sang Đài Loan: Bước tiến mới trong sản xuất tôm giống

Chiều 23/9/2024, tại Quảng Nam, Công ty Cổ phần Giống thủy sản Kim Hoàng chính thức xuất khẩu tôm giống sang Đài Loan với việc giao 2,5 triệu con tôm giống trị giá 10.000 USD cho Công ty Yong Sing Seafood Co., Ltd (Đài Loan). Sự kiện đánh dấu một bước tiến cần ghi nhận trong quá trình nghiên cứu, sản xuất tôm giống ở nước ta.

Tôm giống
• 05:38 29/09/2024

Tại sao khí độc lại tăng cao sau khi trời mưa bão?

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:38 29/09/2024

Thuật ngữ BMW trong nuôi tôm

MBW hay còn gọi là trọng lượng cơ thể trung bình. Trong nuôi tôm, thuật ngữ MBW đóng vai trò khá quan trọng và thường được sử dụng để tính toán nhiều khía cạnh khác nhau nhằm đánh giá tình trạng phát triển của tôm.

Tôm thẻ
• 05:38 29/09/2024

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu nước là hai bước cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm đạt hiệu quả cao. Quá trình này không chỉ tạo ra môi trường sống lành mạnh cho tôm mà còn giúp cân bằng hệ sinh thái trong ao, ngăn ngừa dịch bệnh và cải thiện chất lượng nước.

Ao nuôi
• 05:38 29/09/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 05:38 29/09/2024
Some text some message..