Thận trọng trong nuôi trồng thủy sản mùa mưa bão

Tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trong điều kiện thời tiết nắng nóng, diễn biến phức tạp năm 2017.

Thận trọng trong nuôi trồng thủy sản mùa mưa bão
Thận trọng trong nuôi trồng thủy sản mùa mưa bão. Hình minh họa: Internet

Trước tình hình nắng nóng bất thường, hạn hán có thể xảy ra ở nhiều địa phương; sau nắng nóng rất có thể sẽ có mưa dông bất thường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Để ứng phó kịp thời nắng nóng và các hiện tượng bất thường của thời tiết, nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với sản xuất thuỷ sản, ngày 05 tháng 6 năm 2017, Tổng cục Thuỷ sản đã ban hành Công văn số 1317/TCTS-NTTS  về việc tăng cường quản lý NTTS trong điều kiện thời tiết nắng nóng, diễn biến phức tạp năm 2017. Theo đó,  đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh/thành phố chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau:

     1.  Chủ động theo dõi diễn biến thời tiết, chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ nuôi trồng thủy sản, chỉ thả giống khi điều kiện thời tiết thích hợp;

     2.  Tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ vùng, cơ sở nuôi; quan trắc cảnh báo môi trường và bệnh thủy sản, cập nhật thông tin và thông báo kịp thời đến vùng nuôi và người nuôi. Tổ chức nạo vét kênh, mương, khơi thông dòng chảy các công trình thủy lợi nhằm hỗ trợ, phục vụ người dân bơm nước cho hoạt động nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm. Khuyến cáo người dân không nên nuôi thủy sản tại những nơi nguồn nước không đảm bảo chất lượng. Thả giống với mật độ hợp lý và có biện pháp chăm sóc đúng kỹ thuật để hạn chế thiệt hại do nắng nóng và các hiện tượng thời tiết bất thường gây ra.

     3.  Phổ biến và hướng dẫn người nuôi thực hiện tốt giải pháp kỹ thuật ứng phó với tình hình nắng nóng, hạn hán và biến động thời tiết giai đoạn đầu mùa mưa để ổn định môi trường ao nuôi, nâng cao sức đề kháng cho thủy sản nuôi.

Một số giải pháp kỹ thuật ứng phó tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài, mưa giông bất thường

     1. Đối với nuôi tôm nước lợ

     -  Nuôi thâm canh, bán thâm canh:

+ Lựa chọn giống tôm có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch và có chất lượng tốt; Thực hiện     ương gièo giống trước khi thả nuôi thương phẩm; Chỉ thả giống khi nhiệt độ nước dưới 30°C (sáng sớm hoặc chiều mát); Thả nuôi với mật độ hợp lý (tôm thẻ: < 80con/m2; tôm sú: 10 - 15 con/m2); Duy trì độ mặn: 10 - 25°/oo; O2>3,5mg/l; pH: 7,5 - 8,5; Độ kiềm: 80 - 150mg/l…;

+ Cho ăn với khẩu phần và chế độ hợp lý theo kích cỡ và mật độ tôm nuôi, giảm 15 - 30% lượng thức ăn trong những ngày nắng nóng. Định kỳ 10 -15 ngày/lần bổ sung vitaminC, khoáng vi lượng. Sử dụng men tiêu hóa trộn vào thức ăn cho tôm, thời gian mỗi đợt từ 5 - 7 ngày để tăng sức đề kháng, giúp tôm lột xác đồng loạt và nhanh cứng vỏ. Sử dụng các loại chế phẩm định kỳ 10 - 15 ngày/lần để xử lý nước và đáy ao nuôi, lượng dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất;

+ Thường xuyên kiểm tra, điều chỉnh và duy trì các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp theo quy định và theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn. Duy trì mực nước trong ao tối thiểu l,3 - l,5m, nếu cần cấp bổ sung nước thì phải lấy nước vào thời điểm đỉnh triều, qua túi lọc, cấp vào ao láng, xử lý trước khi cấp vào ao nuôi; Đồng thời chạy quạt nước để tránh hiện tượng phân tầng nhiệt độ, tăng cường oxy và giảm thiểu thiếu oxy cục bộ;

+ Quản lý chặt chẽ sự phát triển của tảo, nhất là trong thời gian nắng nóng. Khi tảo phát triển mạnh (màu nước xanh đậm đặc) có thể dùng các biện pháp phù hợp để diệt tảo. Lưu ý, trong thời gian diệt tảo nên giảm 30 - 50% lượng thức ăn của tôm, đồng thời tăng cường quạt khí để hóa chất bay hơi, sau đó bón chế phẩm vi sinh để phục hồi hệ vi khuẩn trong ao. Đối với những ao nuôi có nguồn nước sạch, độ mặn ổn định (12 - 15o/oo) thì có thể thay nước ao 20 - 30% để giảm mật độ tảo và ngăn sự phát triển của chúng trong ao;

+ Duy trì ổn định pH trong giới hạn cho phép (7,5 - 8,2) bằng vôi bột (CaO) (định kỳ dùng vôi bột hòa nước tạt đều khắp ao với liều lượng 1,5 - 2 kg/100 m nước ao). Nên định kỳ 2 tuần/lần rải vôi xung quanh bờ ao hoặc đào rãnh xung quanh bờ ao rải vôi vào rãnh để ngăn nước mưa mang phèn và chất dơ bẩn từ trên bờ ao xuống đặc biệt trước các ngày có mưa dông. Nâng cao độ sâu mực nước ao nuôi để giảm biến động nhiệt độ nước, sau mưa có thể tháo bớt tầng nước mặt tránh vật nuôi bị sốc do thay đổi pH đột ngột.

-  Nuôi quảng canh cải tiến

+ Tập trung gia cố bờ bao, cống để tăng khả năng giữ nước.

+ Chủ động bơm trữ nước vào mương và ao đầm nuôi đảm bảo mực nước từ 1,0 m trở lên. Bổ sung thêm Vitamin C, khoáng để tăng sức đề kháng cho tôm.

+ Ruộng nuôi không nên rộng trên 1 ha;

+ Diện tích mương từ 25 - 40 % so với mặt ruộng lúa;

+ Mương bao rộng 2,5 -3,5 m, sâu 0,8 - 1,2 m;

+ Bờ mương rộng 3 - 4m, phải được đầm nén thật cẩn thận, tránh rò rỉ;

+ Mỗi ruộng nuôi nên có ao chứa, lắng nước để cung cấp nước cho ruộng nuôi vào những lúc cần thiết;

+ Giống tôm thả cần được ương đạt kích cỡ từ 1,5 - 2,0 cm với mật độ từ 2 - 3 con/m2 /vụ.

2. Đối với nghêu/ngao

- Theo dõi tình hình biến động của thời tiết và môi trường nước (nhiệt độ, độ mặn...), mật độ và tình trạng sức khỏe nghêu (ngao) nuôi theo từng vùng, từng khu vực nhằm sớm phát hiện các biến động bất thường để có giải pháp phù hợp như: san thưa (chỉ san thưa khi cần thiết, thực hiện khi thủy triều xuống và hoàn thành trước khi phơi bãi không thực hiện lúc bãi khô hoặc nhiệt độ cao), di dời đến vùng an toàn hoặc thu hoạch khi đạt kích thước thương phẩm nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra;

- Có biện pháp khai thông các vùng đọng nước để tránh hiện tượng đọng nước cục bộ, gây nhiệt độ tăng cao vào buổi trưa làm nghêu/ngao chết. Nếu phát hiện nghêu/ngao chết trên bãi, lập tức thu gom để tránh ảnh hưởng sang các cá thể còn sống

3. Các đối tượng nuôi nước ngọt

-  Duy trì mực nước trong ao nuôi từ 1,5 - 2m nước, tích cực tạo oxy cho ao nuôi bằng máy quạt nước, máy sục khí hoặc dùng máy bơm bơm ngược lại ao. Những nơi có điều kiện thay nước thì thay từ 15 - 20% lượng nước cũ và cấp thêm nước mới vào ao dưới dạng phun mưa (tốt nhất vào sáng, sớm);

-  Thả 1/3 diện tích bèo như bèo tây, bèo tấm... để tạo bóng mát cho cá;

-  Theo dõi, quản lý môi trường ao nuôi chặt chẽ, sớm phát hiện các biến động và điều chỉnh các yếu tố môi trường về ngưỡng thích hợp. Trong những ngày nắng nóng cần giảm lượng thức ăn từ 30 - 40% hoặc cắt bỏ bữa ăn vào buổi trưa, trong khẩu phần ăn cần bổ sung thêm các Vitamin, khoáng chất...để tăng sức đề kháng cho thủy sản nuôi; Tăng cường sử dụng chế phẩm vi sinh nhằm cải thiện chất lượng nước, hạn chế việc thay nước thường xuyên;

-  Chủ động thu hoạch thủy sản nuôi đạt kích thước thương phẩm ngay khi thiếu nước, hạn hán và xâm nhập mặn xảy ra.

TTKN TP.HCM
Đăng ngày 19/07/2017
B.Nhật
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 23:43 24/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 23:43 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 23:43 24/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 23:43 24/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 23:43 24/04/2024