Thành bại tại con giống

Trong quá trình nuôi tôm, thì khâu lựa chọn con giống giữ vai trò số 1, vì nó có thể quyết định thành bại của cả quá trình nuôi. Tuy nhiên, vấn đề này đang bị người nuôi thờ ơ, lãng quên.

Thành bại tại con giống
Tôm giống không đạt chất lượng được vận chuyển bằng vỏ lãi, xe gắn máy

Tâm lý thích "ngon, bổ, rẻ”

 Đó là nguyên nhân làm hạn chế năng suất các vụ tôm nuôi. Mặc dù, nông dân vẫn biết sự rủi ro khi lựa chọn con tôm giống kém chất lượng, sẽ làm ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của tôm nuôi, nhưng sở thích chọn tôm giống giá rẻ hầu như đã ăn vào máu. Muốn đập đi, xây lại là cả một quá trình dài làm "công tác tư tưởng" cho người nuôi, trong đó, ngành chuyên môn phải thật sự quyết liệt, mới xóa được thói quen cố hữu đó.

Năm 2018, Thanh tra Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu thực hiện 10 đoàn thanh, kiểm tra theo kế hoạch, chuyên đề và đột xuất. Qua kiểm tra 290 cơ sở, phương tiện, lập 125 biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt 125 trường hợp với tổng số tiền trên 1.551.870.000 đồng. Trong đó, vận chuyển giống thủy sản không có giấy chứng nhận kiểm dịch: vượt 10% số lượng là 25 trường hợp, xử phạt vi phạm 25 trường hợp với số tiền trên 161.000.000 đồng

Nông dân Võ Hồng Ngoãn (Sáu Ngoãn), một người nuôi tôm lâu năm ở Bạc Liêu cho biết, phần lớn thất bại của người nuôi tôm là do yếu tố đầu vào. Trong đó, quan trọng nhất là con giống. Môi trường nuôi có ổn định, cơ sở hạ tầng đầy đủ, trình độ kỹ thuật cao đến đâu nhưng con giống mang mầm bệnh, đố ai có thể nuôi thành công.

“Để biết giống sạch bệnh hay không, chỉ duy nhất 1 cách, phải mang mẫu đi xét nghiệm. Chi phí xét nghiệm cao cũng phải làm. Nếu không muốn rước giống tôm trôi nổi về rồi mang họa vào thân, lại gây ô nhiễm môi trường, hại cả sang người khác”, ông Sáu Ngoãn chia sẻ.

 Vậy câu hỏi đươc đặt ra là, nguồn con tôm giống chưa qua kiểm dịch, xét nghiệm từ đâu ra? Làm thế nào để những con tôm giống lậu đó có thể đến được với người nông dân mà ngành chức năng không phát hiện ra? Theo tìm hiểu của PV Báo NNVN, hiện đa số các xe chở tôm giống lậu thường vận chuyển vào ban đêm hoặc gần sáng, chạy với tốc độ rất cao đến các vùng nuôi tôm trọng điểm Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau và Bạc Liêu…

Thông thường các xe tải chở tôm sẽ dừng lại ở các tuyến nằm trên quốc lộ thành từng đoàn, từ đó sẽ hình thành nên những chợ tôm giống tự phát khó kiểm soát như: Láng Trâm (TX Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu), xã Tắc Vân (TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau). Tại đây tôm giống sẽ ương vèo, sau đó bán lại cho các đại lý nông thôn, các hộ nuôi tôm với giá chỉ bằng ½ giá tôm giống đóng thùng, có nhãn mác, thương hiệu. Sau đó, tôm giống sẽ vận chuyển tôm bằng vỏ lãi, xe gắn máy đến các hộ nuôi.

Việc hình thành các chợ tôm giống tự phát gây không ít khó khăn cho ngành chức năng trong quá trình thanh, kiểm tra. Bên cạnh đó, thời gian mua bán, vận chuyển tôm giống thường diễn ra vào khuya hoặc rạng sáng, không có địa điểm cố định, nên lực lượng chức năng rất khó quản lý, kiểm soát tình hình.

Và tiền nào của nấy

 Trước thực trạng trên, ngành chức năng các tỉnh ở ĐBSCL cũng đã mở nhiều đợt tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức cho người dân hiểu rõ, việc mua tôm giống không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch gây tác hại lớn như thế nào đối với sự phát triển của con tôm. Thế nhưng, do nhiều lý do khác nhau người nuôi tôm vẫn cứ đánh liều với hên xui theo kiểu “được ăn cả, ngã về không”.

nuôi tôm, tôm giống, giống tôm, chất lượng tôm giống

Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Bạc Liêu kiểm tra xe tải đang chở tôm giống

Anh Dương Văn Tạo, ngụ xã Phước Long, huyện Phước Long (Bạc Liêu) cho biết, anh mua tôm giống chủ yếu là ở các đại lý tôm giống trên địa bàn hoặc các xe tải chở tôm từ vùng trên xuống giá rất rẻ, so với giá tôm giống ở các công ty lớn như Việt- Úc, C.P Thái Lan… thường giá bằng ½. Khi được hỏi tôm giống anh mua đã qua kiểm tra chất lượng chưa? Thì anh Tạo chỉ cười và trả lời, “mình cũng không biết”.

Còn đối với nông dân Ngô Quốc Hùng, ngụ ấp Bửu Đông, xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải (Bạc Liêu), việc lựa chọn con giống được anh xem xét rất kỹ lưỡng, tôm giống khi mua phải đạt chất lượng, phải qua kiểm tra, xét nghiệm lấy mẫu, dù chi phí cao hơn với giá tôm giống “chợ đen” nhưng bù lại chất lượng đảm bảo. Với khoảng 1,5 ha ao tôm nuôi công nghiệp, mỗi vụ anh Hùng có lãi từ 300 -500 triệu, tỷ lệ nuôi thành công 100%.

Qua đó, có thể thấy vai trò của con giống đối với qúa trình tôm nuôi là quan trọng như thế nào, vì vậy người nông dân cần phải thay đổi quan điểm chọn con giống rẻ thay vào đó là con giống phải đạt chất lượng, qua kiểm dịch xét nghiệm hoàn toàn sạch bệnh.

Năm 2018, Thanh tra Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu thực hiện 10 đoàn thanh, kiểm tra theo kế hoạch, chuyên đề và đột xuất. Qua kiểm tra 290 cơ sở, phương tiện, lập 125 biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt 125 trường hợp với tổng số tiền trên 1.551.870.000 đồng. Trong đó, vận chuyển giống thủy sản không có giấy chứng nhận kiểm dịch: vượt 10% số lượng là 25 trường hợp, xử phạt vi phạm 25 trường hợp với số tiền trên 161.000.000 đồng.

NNVN
Đăng ngày 29/03/2019
Trọng Linh
Nuôi trồng

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 11:00 22/11/2024

Chất độc trong ao nuôi, mối nguy tiềm ẩn đe dọa sức khỏe tôm

Các chất độc phát sinh trong ao nuôi một trong những nguyên nhân khiến tôm còi cọc, stress, chậm phát triển, thậm chí là chết hàng loạt gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.

Nước ao tôm
• 09:49 21/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 23:37 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 23:37 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 23:37 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 23:37 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 23:37 22/11/2024
Some text some message..