Thành công bất ngờ từ tôm-lúa

Vùng luân canh tôm-lúa ở huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã hình thành nhiều năm nhưng năm nay, đang được đánh giá thành công bất ngờ, có người nuôi 1 ha lãi cả tỷ đồng.

lúa tôm
Lúa-tôm ở Sóc Trăng. ẢNH: LÊ HOÀNG VŨ.

Lãi cao

Ông Nguyễn Văn Như ở ấp Lê Văn Xe, xã Ngọc Đông (Mỹ Xuyên, Sóc Trăng), phấn khởi cho biết: Với diện tích 3,5 ha, ông chia làm 8 ao thả tôm thẻ chân trắng. Giữa tháng 8, sau gần 90 ngày nuôi, ông thu hoạch 1,5 ha, được 8,6 tấn, bán giá 140.000 đ/kg (loại 80 con/kg), thu 1 tỷ 204 triệu đồng, lãi trên 600 triệu đồng. “Diện tích còn lại đang chờ thu hoạch, nếu tiếp tục giữ được mức giá hiện nay, vụ tôm năm nay gia đình tôi cầm chắc trên 1,5 tỷ đồng tiền lãi”, ông Như khẳng định.

Chủ nhiệm HTX Đại Phúc ở xã Ngọc Đông, ông Trịnh Thanh Hồng, cho biết HTX có 13 xã viên với diện tích tôm – lúa 25,5 ha, năm nay thả nuôi 100%. Vào vụ, có trên 50% xã viên thiếu vốn sản xuất do không vay được ngân hàng. Ông Hồng nói: “Nhưng gia đình tôi làm đại lý con giống và thức ăn, đã bán chịu đến sau thu hoạch mới thu tiền nên các xã viên nuôi hết diện tích. Những hộ thả nuôi đợt 1 đã thu hoạch, tỷ lệ có lãi đến 99%. Nhờ trúng mùa và được giá, năm nay ước lợi nhuận của các xã viên đạt khoảng 10 tỷ, trong khi cũng diện tích ấy năm 2012 chỉ đạt lợi nhuận 2,6 tỷ đồng”.

Xã Ngọc Đông nằm trong vùng sản xuất tôm – lúa của tỉnh Sóc Trăng đã nhiều năm, khẳng định được sự thành công so với cây lúa, còn với con tôm thì năm nay thành công bất ngờ. Cá biệt có người nuôi 1 ha có lãi cả tỷ đồng, còn nuôi 0,2 -0,3 ha cũng lãi hàng trăm triệu đồng.

Thạc sĩ Tăng Thanh Chí, Phó chủ tịch UBND xã Ngọc Đông, cho biết, tôm thẻ chân trắng nuôi bán thâm canh ở mật độ trung bình, nuôi 75- 90 ngày là thu hoạch, năng suất 3,5 tấn/ha, giá bán 140.000 đ/kg (70-80 con /kg) đã cho doanh thu 490 triệu đồng/ha, cao gấp 14 lần so với lúa thơm, lợi nhuận tối thiểu 50%. Tôm thẻ chân trắng, một năm nuôi được 2 vụ, tổng lợi nhuận không nhỏ. Hết vụ tôm, chuyển sang làm lúa còn có thêm thu nhập khá. Đến ngày 12/9, toàn xã Ngọc Đông thả nuôi tôm thẻ 815 ha, đạt 163,05% kế hoạch.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Mỹ Xuyên, ông Trần quốc Quang, cho biết: Toàn huyện đã thả tôm thẻ chân trắng 5.091,1 ha. Còn bà Quách Thị Thanh Bình, Chi cục trưởng Chi cục nuôi trồng thủy sản tỉnh Sóc Trăng, cho biết: Đến đầu tháng 9, toàn tỉnh đã thả nuôi 40.533,3 ha tôm nước lợ, trong đó tôm thẻ chân trắng 13.024 ha, “vụ tôm năm nay có nhiều thuận lợi, ít rủi ro, nhờ tăng cường khuyến cáo lịch mùa vụ và thời điểm thả nuôi, kết hợp với thả thăm dò ở đầu vụ nên tỷ lệ rủi ro thấp”.

Bền vững

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Mỹ Xuyên Trần Quốc Quang cho rằng, luân canh tôm-lúa thắng lợi trong tình hình dịch bệnh tôm hoành hành hai năm qua, cho thấy rõ đây là hình thức canh tác bền vững mà khoa học đã khẳng định. Ông Quang nói, tuân thủ 1 vụ tôm (hoặc 2 vụ tôm) xen 1 vụ lúa, giảm tác hại đến thiên nhiên, “chính cây lúa sẽ cải tạo được môi trường nuôi tôm, cắt đứt mầm bệnh trong vùng nuôi”.

Đánh giá sơ bộ vụ tôm năm 2013, bà Quách Thị Thanh Bình, Chi cục trưởng Chi cục nuôi trồng thủy sản tỉnh Sóc Trăng, phân tích, diện tích tôm thẻ chân trắng tăng gần gấp đôi kế hoạch và gấp 3 lần so với năm 2012, nhưng thiệt hại giảm nên sản lượng tôm năm nay sẽ tăng cao. “Tổng diện tích đã thu hoạch trên 12.922 ha (tôm thẻ 5.670 ha), năng suất bình quân tôm sú 1,8 tấn/ha, tôm thẻ 5,3 tấn/ha, sản lượng tôm của Sóc Trăng đến thời điểm này đã đạt 40.936 tấn, cơ bản đáp ứng nhu cầu chế biến xuất khẩu của địa phương”, bà Bình nói.

Ba cuộc hội thảo khoa học về tôm-lúa do Bộ NN&PTNT tổ chức ở tỉnh Sóc Trăng đã khẳng định đây là hệ thống canh tác cho phép sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Một lãnh đạo Bộ NN&PTNT nói: Tôm-lúa là hình thức “nông nghiệp thông minh”. Nhiều nhà khoa học khẳng định: “Luân canh tôm-lúa phù hợp với thời kỳ biến đổi khí hậu”. Tuy nhiên, ở ĐBSCL một thời gian lại tập trung vào thâm canh tôm sú để gây ra dịch bệnh như hai năm qua, mà còn thiếu chính sách và quy hoạch, kế hoạch cụ thể phát triển tôm-lúa. SÁU NGHỆ

Báo Tiền Phong
Đăng ngày 04/10/2013
TRƯỜNG CA
Nuôi trồng

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 09:51 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 18:03 23/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 18:03 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 18:03 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:03 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 18:03 23/12/2024
Some text some message..