Thành công với mô hình nuôi tôm trong nhà kính: Mở hướng đi mới cho nghề nuôi tại Bạc Liêu

Vào những tháng đầu năm 2007, anh Đinh Vũ Hải (chàng trai đất Phú Yên) đã quyết định chọn vùng đất xã Vĩnh Trạch Đông, nơi có nhiều lợi thế cho nghề nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh phát triển sự nghiệp.

Thu hoạch tôm
Thu hoạch tôm nuôi thẻ chân trắng tại công ty Hải Nguyên - Ảnh Thanh Cường

Nhờ những kiến thức đã học trên ghế nhà trường và kinh nghiệm trong thời gian làm việc tại các công ty nuôi trồng thủy sản, anh Hải đã thành công liên tục nhiều vụ. Đến nay diện tích nuôi tôm của anh Đinh Vũ Hải khoảng 60 ha, đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng với hình thức thâm canh trong nhà kính, gặt hái được nhiều thành công.

Khởi đầu gian nan

Sau khi tốt nghiệp Đại học Nha Trang chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản vào năm 2000. Anh Đinh Vũ Hải đã quyết định đầu quân cho một công ty chuyên về lĩnh vực thủy sản của Thái Lan và được giao nhiệm vụ phải chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho các tổ chức, trang trại, cá nhân nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng…Anh Hải nhớ lại: “Những ngày đầu vào các tỉnh miền Tây nhận nhiệm vụ, anh vô cùng bở ngỡ và nhận ra những tiềm năng to lớn, trời phú cho vùng đất này để phát triển nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh”. Trong thời gian 02 năm, anh đã bôn ba các tỉnh miền Tây để vừa chuyển giao khoa học - kỹ thuật nuôi tôm vừa học hỏi kinh nghiệm của những nông dân sản xuất hiệu quả. Anh Hải tâm sự, đó là những ngày tháng rất vất vã nhưng với bầu nhiệt huyết muốn nông dân đổi đời từ con tôm nên anh Hải luôn rất nổ lực, thực hiện ước mơ của mình.

Đến năm 2002, anh Hải quyết định xin nghỉ việc tại công ty và vào Sóc Trăng thuê 1,6 ha đất để nuôi tôm. Với những kiến thức có được, cộng với việc đúc kết kinh nghiệm thực tế anh Hải đã nuôi thành công và hướng dẫn, giúp đỡ cho nhiều người dân ở Sóc Trăng trúng đậm sau các vụ tôm. Từ những thành công bước đầu, vào năm 2007 kỹ sư Đinh Vũ Hải quyết định về vùng đất ở ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu để phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh. Đến tháng 9/2011, anh Đinh Vũ Hải quyết định thành lập công ty TNHH MTV Hải Nguyên, tạo hướng đi mới cho nghề nuôi tôm bằng công nghiệp nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong nhà kính với diện khoảng 60 ha.

Mạnh dạn đầu tư và gặt hái thành công

Vào những năm 2011, tình hình dịch bệnh trên tôm lây lan diện rộng, các ngành chức năng vẫn chưa tìm được nguyên nhân. Anh Hải nhận thấy nguyên nhân khiến tôm chết hàng loạt có thể xuất phát từ yếu tố môi trường, từ việc lấy và xả thải chung nguồn nước. Qua tìm hiểu, tham quan nhiều mô hình trong nhà kính tại các nước Trung Quốc, Thái Lan…anh nhận thấy đây là mô hình nuôi tôm rất tiên tiến, quản lý và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả nên anh đã thuyết phục các thành viên trong công ty triển khai áp dụng thực hiện mô hình này.

Theo anh Hải, nuôi tôm trong nhà kính chi phí đầu tư khá cao. Tổng chi phí đầu tư cho 1 ha khoảng 10 tỷ đồng, bao gồm xây dựng nhà bao phủ các ao nuôi, xây tường xung quanh ao nuôi, lót bạt dưới đáy ao, lắp hệ thống quạt, oxy đáy, hệ thống cho tôm ăn tự động…Nhờ đầu tư mô hình khá hiện đại và khép kín nên có thể thả tôm thẻ chân trắng nuôi với mật độ cao từ 200 - 250 con/m2, sau thời gian nuôi 2,5 - 3 tháng là có thể thu hoạch với năng suất 60 - 70 tấn/ha, loại 40 - 45 con/kg, giá bán trung bình 200 - 220 ngàn đồng/kg. Đến cuối năm 2013, anh Đinh Vũ Hải đã áp dụng mô hình này được 5 vụ và đều gặt hái thành công hơn mong đợi, sản lượng thu hoạch 900 - 1.000 tấn/vụ, lợi nhuận 60 - 70 tỷ đồng. Riêng năm 2013, với diện tích thả nuôi 60 ha với mật độ 180 con/m2, thả với hình thức “gối đầu”, sau thời gian nuôi 2,5 - 3 tháng thu hoạch hơn 990 tấn/năm, loại 40 - 45 con/kg, lợi nhuận cả năm hơn 100 tỷ đồng. Hiện nay, công ty đang tập trung cải tạo ao nuôi, xử lý triệt để mầm bệnh, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bắt đầu vụ nuôi tôm năm 2014.

Khẳng định tính phát triển bền vững

Được biết, mô hình nuôi tôm trong nhà kính là hình thức nuôi tôm tiên tiến đầu tiên tại Việt Nam đem lại hiệu quả cao, có tính bền vững. Công ty Hải Nguyên cũng đã hân hạnh được nhiều lần tiếp đón các đồng chí lãnh đạo Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan chuyên môn và các đồng chí lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu đến tham quan và đều khẳng định tính hiệu quả, bền vững của mô hình mà công ty đang áp dụng. Anh Đinh Vũ Hải khẳng định: “Thời gian tới công ty sẽ tiếp tục đầu tư công nghệ tiên tiến, mở rộng diện tích để tiếp tục thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng  thâm canh trong nhà kính”.

Với thành công của mình, công ty Hải Nguyên đã giúp nhiều cho các tổ chức, trang trại, hiệp hội nuôi tôm…trong cả nước áp dụng mô hình nuôi tôm  thâm canh trong nhà kính, bước đầu cho hiệu quả khả quan. Đồng thời, mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi tôm trong việc áp dụng khoa học công nghệ mới ngày càng mang lại hiệu quả, giúp sản xuất ổn định, bền vững.

SNN&PTNN Bạc Liêu
Đăng ngày 11/01/2014
Trần Thiện
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Thách thức nghề nuôi tôm hiện nay

Ngành  tôm Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức lớn. Thách thức đầu tiên đó là nhu cầu khách hàng ngoài nước mua sản phẩm tôm Việt Nam đang có xu hướng giảm.

Thu hoạch tôm thẻ
• 14:02 05/12/2023

Cắt mồi và giảm mồi trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Để có thể quản lý lượng thức ăn mỗi ngày sao cho phù hợp với lượng tôm trong ao, tránh dư thừa thức ăn gây ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra, nếu lượng thức ăn dư nhiều còn ảnh hưởng đến chi phí của người nuôi. Hiện nay, việc cắt mồi hay giảm mồi trong ao nuôi có thể được xem là biện pháp hiệu quả giúp cải thiện việc quản lý lượng thức ăn ổn định nhất.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:27 05/12/2023

Môi trường nuôi suy thoái do các nhân tố sinh học gây ra

Trong nhiều năm qua, nuôi trồng thủy sản trong nước ta phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc phát triển nuôi trồng thủy sản nhanh chóng dẫn đến tình trạng môi trường nuôi suy thoái ngày càng trầm trọng. Trong đó các nhân tố sinh học cũng góp phần gây ảnh hưởng không nhỏ.

Ao tôm
• 10:11 05/12/2023

Nguyên nhân nguồn nước bị đục trong nuôi tôm thẻ

Có nhiều nguyên nhân làm nguồn nước nuôi tôm bị đục được biết đến như sự xói mòn do dòng chảy gây ra từ bờ các dòng sông, suối, ao, hồ, dẫn vào khu nuôi.

Nước ao nuôi
• 11:55 01/12/2023

Những sai lầm thường gặp về vi khuẩn Vibrio

Vi khuẩn Vibrio là cái tên quá quen thuộc trong ngành nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ về các loại bệnh mà chúng có thể gây ra trên tôm là hầu như chưa được phổ biến. Bài viết dưới đây sẽ nói cho bạn biết những sai lần về Vibrio thường gặp trên các ao nuôi tôm.

Vi khuẩn Vibrio
• 02:05 06/12/2023

Thách thức nghề nuôi tôm hiện nay

Ngành  tôm Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức lớn. Thách thức đầu tiên đó là nhu cầu khách hàng ngoài nước mua sản phẩm tôm Việt Nam đang có xu hướng giảm.

Thu hoạch tôm thẻ
• 02:05 06/12/2023

Mùa lạnh có nên kéo mái cho tôm không?

Tôm thuộc loài động vật biến nhiệt, vậy bà con có cần kéo mái cho tôm vào mùa lạnh hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta làm sáng tỏ vấn đề này nhé!.

Kéo mái nuôi tôm
• 02:05 06/12/2023

Cắt mồi và giảm mồi trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Để có thể quản lý lượng thức ăn mỗi ngày sao cho phù hợp với lượng tôm trong ao, tránh dư thừa thức ăn gây ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra, nếu lượng thức ăn dư nhiều còn ảnh hưởng đến chi phí của người nuôi. Hiện nay, việc cắt mồi hay giảm mồi trong ao nuôi có thể được xem là biện pháp hiệu quả giúp cải thiện việc quản lý lượng thức ăn ổn định nhất.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:05 06/12/2023

Môi trường nuôi suy thoái do các nhân tố sinh học gây ra

Trong nhiều năm qua, nuôi trồng thủy sản trong nước ta phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc phát triển nuôi trồng thủy sản nhanh chóng dẫn đến tình trạng môi trường nuôi suy thoái ngày càng trầm trọng. Trong đó các nhân tố sinh học cũng góp phần gây ảnh hưởng không nhỏ.

Ao tôm
• 02:05 06/12/2023