Thành công với nghề nuôi cá lồng nhờ phòng bệnh cho cá bằng tỏi

Nhiều người dân trên địa bàn xã Thái Hòa phát triển mô hình nuôi cá lồng nhờ tận dụng lợi thế dòng chảy của sông Phó Đáy xã Thái Hòa (Lập Thạch). Nhờ biết cách phòng bệnh cho cá bằng tỏi mà gia đình anh Nguyễn Quang Lợi đã có thu nhập cao từ nghề này.

Thành công với nghề nuôi cá lồng nhờ phòng bệnh cho cá bằng tỏi
8 lồng bè nuôi cá của gia đình anh Nguyễn Quang Lợi, thôn Đại Lượng, xã Thái Hòa (Lập Thạch) cho thu lãi 200 triệu đồng/vụ

8 lồng bè nuôi đủ các loại cá của gia đình anh Nguyễn Quang Lợi, thôn Đại Lượng đặt giữa lòng sông Phó Đáy được đánh giá là một trong những mô hình có hiệu quả kinh tế nổi trội. Để đầu tư nuôi cá lồng trên sông, ban đầu anh Lợi tiến hành khảo sát khu vực nuôi, đo kiểm tra độ pH phù hợp, độ trong của nước. Đây là khâu rất quan trọng vì khu vực nuôi quyết định đến an toàn lồng nuôi cũng như hiệu quả trong suốt quá trình nuôi. Năm 2016, anh Lợi bắt tay vào dựng lồng, bè, thả giống với tổng vốn đầu tư lên tới 800 triệu đồng, thả nuôi 3 loại cá: Trắm giòn (1.000 con/lồng), chép giòn (1.000 con/lồng), rô phi (5.000 con/lồng).

Mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm, vốn kiến thức về nuôi trồng thủy sản còn khiêm tốn, nhưng anh Lợi lại có đam mê khởi nghiệp và nuôi ý chí làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Chính điều này đã giúp anh thêm vững tin xây dựng một vùng nuôi cá lồng khoa học và quy mô. Tuy nhiên, khi bắt tay vào nuôi cá lồng, anh Lợi gặp không ít khó khăn và thất bại. Quyết tâm bám trụ với nghề, anh đã dày công tự học trên sách, báo; tham quan học hỏi mô hình nuôi cá lồng tại các địa phương, như: Hải Dương, Hoà Bình... Đến nay, mô hình nuôi cá lồng của anh Lợi đang dần tạo dựng được uy tín, nhiều thương lái tìm đến đặt hàng. Trung bình, sản lượng thu hoạch cá rô phi đạt 20 tấn/năm, chép giòn từ 5 – 6 tấn/năm, trắm giòn khoảng 15 tấn/năm. Với giá thu mua hiện ở mức 30 – 32 nghìn đồng/kg cá rô phi, 100 – 120 nghìn đồng/kg trắm giòn và chép giòn, trung bình mỗi vụ anh Lợi thu lãi khoảng 200 triệu đồng.

Ngoài thức ăn tự nhiên là cỏ voi, anh Lợi còn sử dụng các loại cám viên, đây là loại thức ăn giàu dinh dưỡng, phù hợp với nhiều loại cá. Chia sẻ với chúng tôi, anh Lợi cho biết: Khác với cách nuôi cá trong ao, nuôi cá lồng trên sông tận dụng được nhiều lợi thế về mặt nước do dòng chảy liên tục nên nước ít bị ô nhiễm. Về mùa mưa, lượng bùn bã hữu cơ đổ về lòng sông nhiều, làm nước đục, môi trường nuôi trồng biến động, cá không thích ứng kịp nên dễ bị nhiễm bệnh, nguy cơ hao hụt đàn rất cao.

Bởi thế, nuôi cá lồng quan trọng nhất là khâu phòng bệnh cho cá, người nuôi phải thường xuyên vệ sinh lưới, giúp cá không bị thiếu ô xy cũng như hạn chế việc phát sinh mầm bệnh; treo túi vôi ở góc lồng để khử trùng môi trường nước, sạch mầm bệnh. Đặc biệt, thường xuyên sử dụng tỏi say nhuyễn cho cá ăn liên tục trong vòng từ 7 – 10 ngày/tháng với định lượng phù hợp để tăng sức đề kháng. Thường xuyên theo dõi tốc độ sinh trưởng, kiểm soát nguồn thức ăn… đảm bảo cho vật nuôi phát triển tốt. Để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của thị trường tiêu thụ, thời gian tới, anh Lợi tiếp tục đầu tư thêm từ 3 - 4 lồng nuôi và gia cố phầm nổi của bè nuôi để tiện lợi cho việc đi lại.

Mạnh dạn đầu tư vào mô hình nuôi cá lồng với quy mô lớn, chị Phạm Thị Nhung, thôn Chùa chia sẻ: "Năm 2017, gia đình tôi đầu tư hơn 1 tỷ đồng nuôi các loại cá truyền thống như: Rô phi, chép, trắm ở 4 lồng nuôi, kết hợp trồng 4 mẫu cỏ voi làm nguyên liệu cho cá ăn. Theo tính toán, chi phí mua thức ăn cho cá trong quá trình nuôi hết khoảng 50 triệu đồng/tháng nhưng vào giai đoạn chuẩn bị thu hoạch, chi phí này có thể lên tới 120 triệu đồng/tháng do phải bổ sung nguồn dinh dưỡng để cá tăng trưởng mạnh, đạt trọng lượng theo yêu cầu".

Đặc biệt, trong quá trình nuôi, chị Nhung thường xuyên bổ sung thêm vitamin C vào thức ăn với liều lượng phù hợp nhằm tăng sức đề kháng cho cá. Với cách thức này, đàn cá nhanh lớn và khỏe mạnh hơn hẳn so với cách nuôi thông thường. Nhờ vậy, nhiều thương lái ở Bắc Ninh, Hà Nội, Bắc Giang,… thường xuyên tìm đến đặt mua cá của gia đình chị. Với sự đầu tư mạnh về nguồn thức ăn, trọng lượng cá cá rô phi khi xuất bán đạt khoảng 1,5kg/con; cá trắm và chép từ 3kg/con trở lên; doanh thu mỗi lồng khi xuất bán khoảng 330 triệu đồng; trừ chi phí, mỗi năm gia đình chị thu lãi khoảng 400 triệu đồng.

Báo Vĩnh Phúc
Đăng ngày 03/04/2019
Bảo Anh
Nuôi trồng

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 10:19 08/01/2025

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 07:53 11/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 07:53 11/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 07:53 11/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 07:53 11/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 07:53 11/01/2025
Some text some message..