Thanh Hoá loay hoay trước hiện tượng cá chết trắng trên sông Mã

Sau vài ngày lắng xuống, những ngày gần đây, hiện tượng cá chết bất thường trên sông Mã lại tái diễn. Cơ quan chức năng hiện vẫn chưa làm rõ nguyên nhân.

Cá chết bất thường trên sông Mã.
Cá chết bất thường trên sông Mã vẫn tiếp diễn. Ảnh: Người dân cung cấp.

Hiện tượng cá chết bất thường trên sông Mã, đoạn đi qua huyện Bá Thước xuất hiện vào giữa tháng 3/2021. Sau vài ngày lắng xuống, hiện tượng cá chết lại tiếp diễn.

Ông Nguyễn Văn Tâm, trưởng phòng Nông nghiệp huyện Bá Thước cho hay, vài ngày nay, nước sông Mã lại tiếp tục nổi màu đen. Sáng 8/4, 11 lồng nuôi của 10 hộ ở thị trấn Cành Nàng tiếp tục có cá bị chết với trọng lượng khoảng trên 900 kg.

“Ngày hôm nay (8/4) số lượng cá chết nhiều nhất và có lẽ cá lồng nuôi trên sông Mã của người dân huyện Bá Thước đã chết gần hết rồi” – ông Tâm cho hay.

Theo ông Tâm, từ giứa tháng 3 đến nay đã có hơn 6,9 tấn cá nuôi lồng của 127 hộ dân bị chết.

Trước đó, vào đêm 14/3, cá tự nhiên và cá nuôi lồng trên sông Mã đoạn chảy qua thị trấn Cành Nàng, xã Ái Thượng, Hạ Trung, Lương Ngoại... bắt đầu có hiện tượng chết.

Sau khi xuất hiện cá chết, các cơ quan chức năng đã về lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu nước gửi đi xét nghiệm xác định nguyên nhân cá chết.

Đến thời điểm này, cơ quan chức năng xác định, cá chết không phải do dịch, bệnh. Những nguyên nhân khác khiến cá chết hiện vẫn chưa được kết luận.

Ông Võ Minh Khoa, Chủ tịch UBND huyện Bá Thước cho biết, chiều 8/4 ông đích thân đi kiểm tra tình hình cá chết. Ông Khoa mong muốn cơ quan chức năng sớm tìm ra nguyên nhân để có hướng giải quyết.

“Cá chết bất thường không phải do dịch, bệnh thì chỉ có nguyên nhân môi trường. Không tìm ra nguyên nhân, không tìm ra thủ phạm khiến môi trường ô nhiễm khiến cá chết thì người dân sẽ không được đền bù. Chúng tôi đã có kiến nghị gửi cấp trên và cơ quan chức năng, mong sớm tìm ra nguyên nhân để trả lời cho người dân” – ông Khoa cho hay.

Được biết, điểm cá chết tại huyện Bá Thước nằm ở phía hạ lưu sông Mã so với hàng chục cơ sở chế biến tre luồng nằm ở cạnh bờ sông thuộc các huyện Bá Thước và Quan Hóa.

Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 09/04/2021
Võ Văn Dũng
Dịch bệnh

Hiện tượng cong thân, đục cơ trên tôm

Bệnh cong thân là bệnh lý phổ biến trong ngành nuôi tôm, thường bắt gặp nhiều nhất trên tôm thẻ chân trắng.

Tôm cong thân
• 10:16 11/03/2025

Tôm chết hàng loạt vì đâu? Sai sót phổ biến người nuôi hay mắc phải

Tình trạng tôm chết hàng loạt là một vấn đề nghiêm trọng gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này rất đa dạng, bao gồm các yếu tố về môi trường, dịch bệnh, và kỹ thuật nuôi trồng.

Tôm rớt đáy
• 10:07 20/02/2025

Ảnh hưởng của nấm đồng tiền đến năng suất nuôi tôm

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm, bệnh nấm đồng tiền từ lâu đã trở thành thách thức lớn đối với người nuôi. Loại bệnh này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm suy giảm sản lượng và gây tổn thất kinh tế nặng nề, đặt ra nhiều khó khăn trong việc duy trì hiệu quả sản xuất.

Nấm đồng tiền
• 10:17 11/02/2025

Khó khăn trong việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh EHP

Bệnh EHP là loại vi bào tử ký sinh trong gan tụy của tôm, không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn ảnh hưởng lớn đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi. Dù đã có nhiều nghiên cứu và nỗ lực, việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh này vẫn gặp nhiều khó khăn.

Tôm
• 10:16 06/02/2025

Săn bắt lươn bằng ná trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè: Nghề mưu sinh hay hành vi vi phạm?

Những ngày gần đây, hiện tượng dùng ná bắn lươn, cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đang gây xôn xao dư luận. Hành động này không chỉ vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả người thực hiện lẫn cộng đồng xung quanh.

Người
• 17:20 19/03/2025

Cá hồi có thể chịu được tiếng ồn ở biển không?

Thực tế, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cá hồi có khả năng phân biệt được tần số âm thanh từ 100Hz đến 1000Hz, tương đương với một bàn hòa các loại âm tần từ tiếng thúc đầu của cá voi cho đến tiếng động cơ xa xa. Điều này giúp chúng định hướng trong môi trường nước tối tăm, nơi ánh sáng không thể chiếu tới.

Cá hồi
• 17:20 19/03/2025

Bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn gắn với bảo tồn và đa dạng hệ sinh thái

Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất đối với môi trường tự nhiên.

Rừng ngập mặn
• 17:20 19/03/2025

Đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao và điều kiện môi trường thay đổi, việc đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn trở thành một xu hướng quan trọng, giúp phát triển bền vững ngành thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Cá nâu
• 17:20 19/03/2025

Gấp rút chuẩn bị cho vụ nuôi thuỷ sản xuân hè 2025: Đảm bảo chất lượng, tăng cường hiệu quả

Ngành nuôi trồng thủy sản đang bước vào giai đoạn quan trọng khi các hộ nuôi đồng loạt cải tạo ao đầm, xử lý môi trường nuôi và sẵn sàng thả giống cho vụ nuôi xuân hè 2025.

Thả giống
• 17:20 19/03/2025
Some text some message..