Thanh Hóa: Ngư dân khốn đốn vì cảng cá bồi lắng

Không những không chủ động được việc ra vào, khó khăn trong đi lại, buôn bán mà việc cảng cá Hòa Lộc (Hậu Lộc – Thanh Hóa) bồi lắng đã khiến nhiều hộ ngư dân khốn đốn vì tàu thuyền bị vỡ, hư hỏng.

chuẩn bị ra khơi
Ngư dân vào cảng rồi mắc kẹt lại chưa ra khơi được

Dài cổ chờ cập cảng

Cảng cá Hòa Lộc được đầu tư xây dựng năm 2007 với tổng mức đầu tư trên 90 tỷ đồng và đưa vào khai thác từ tháng 1/2013. Sau khi đi vào hoạt động, đã thu hút lượng lớn tàu thuyền của huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa và các một số tỉnh khác vào neo đậu như Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh… trao đổi hàng hóa, đồng thời là nơi tránh trú bão cho tàu cá của ngư dân.

Tuy nhiên, từ năm ngoái, cửa lạch bắt đầu xuất hiện tình trạng bồi lắng cho đến hiện tại thì tình trạng này ngày càng nghiêm trọng. Việc bồi lắng cửa lạch đang gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào cảng, ảnh hưởng lớn đến việc đánh bắt và hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá của ngư dân.

Theo tìm hiểu của PV, những ngày vừa qua, có hàng trăm con tàu công suất từ 200 - 400 CV của ngư dân phải chờ con nước để cập cảng. Cá biệt, những con tàu lớn hơn phải mất hàng tháng ròng mới có thể vào cập cảng. Rồi đến khi có thể vào thì lại không dám vào vì sợ vào sẽ không ra được.

Ông Trần Văn Minh, thôn Thắng Phúc, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc cho biết : “Từ khi cửa lạch xuất hiện tình trạng bồi lắng, ngư dân chúng tôi khổ lắm, không chủ động được thời gian. Ví dụ khi đánh bắt xong đưa hàng về buổi sáng nhưng có khi phải đợi đến tối, thủy triều lên thì mới cho tàu vào được. Có khi nước lên nhỏ thì chúng tôi phải đợi vài ngày mới vào được. Đồ thủy sản mang về phải ướp đông lạnh, bán cũng mất giá rất nhiều”.

Ngoài việc ảnh hưởng đến buôn bán, ngay cả những phương tiện của ngư dân cũng bị hỏng hóc do sự bồi lắng này.

“Từ đầu năm đến nay đã có tới 5 chiếc tàu của ngư dân bị hư hỏng do bồi lắng cửa lạch. Trong đó có một chiếc tàu bị vỡ, hư hỏng hoàn toàn”. – ông Bùi Văn Dũng, ngư dân xã Hòa Lộc cho hay.

Không chỉ gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào cảng mà một số nhà máy chế biến tinh bột cá cũng thiếu nguyên liệu, nhiều công nhân phải nghỉ việc.

Đầm ngao "nuốt" lạch cảng?

Trước tình trạng trên, ngư dân đều có chung mong muốn nhà nước có phương án nạo vét để giải quyết tình trạng bồi lắng này, tạo điều kiện để ngư dân thuận lợi cho việc đưa tàu thuyền ra vào cảng.

tàu mắc cạn
Một chiếc tàu cá mắc cạn ngay cửa Lạch Trường

Được biết, cửa Lạch Trường, nơi tiếp giáp đường thủy dẫn vào cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão chỗ sâu nhất cũng chỉ khoảng chừng hơn 1 mét, xung quanh khu vực này là nơi hai huyện Hoằng Hóa và Hậu Lộc quy hoạch cho dân nuôi ngao thương phẩm. Điều này khiến một số ngư dân cho rằng nguyên nhân chính dẫn tới số đông tàu thuyền này không ra khơi được là do nơi đây bị các ông chủ đồng ngao lấn chiếm cửa lạch dựng lều, cắm trà và thuê tàu có công suất lớn bơm cát tạo thành những bãi nuôi ngao lớn, dẫn tới cửa lạch bị bồi lắng và thu hẹp nhiều so với 2 năm trước.

Ông Lê Văn Thăng, Giám đốc Ban quản lý Cảng cá Hòa Lộc cho biết: “Tình trạng bồi lắng của cảng đã bắt đầu xuất hiện từ cuối năm ngoái. Tuy nhiên, cho đến nay thì tình trạng này càng ngày càng nghiêm trọng, gây khó khăn vô cùng cho ngư dân ra vào cảng. Không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động buôn bán mà còn gây hỏng hóc nhiều phương tiện tàu thuyền. Nếu cứ để tình trạng này thì tôi chắc rằng những loại tàu lớn mà đóng theo nghị định 67 mà nhà nước đang phổ biến sẽ không thể vào được”

“Năm ngoái chúng tôi cũng đã có tờ trình gửi lên UBND huyện Hậu Lộc đề nghị xin phương án nạo vét, huyện cũng đã đề nghị lên tỉnh nhưng không hiểu vì lý do gì cho đến nay vẫn chưa có phản hồi gì về việc nạo vét từ cấp trên. Ngư dân ở đây kêu nhiều lắm nhưng chúng tôi cũng đành chịu” – ông Thăng cho biết thêm.

Ông Thăng cũng đồng quan điểm về nguyên nhân gây bồi lắng cửa lạch của ngư dân là do các hộ nuôi ngao khiến bồi cát lên bãi.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Long, Phó Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc cho rằng, việc cửa lạch bị bồi lắng không hoàn toàn do nguyên nhân từ việc nuôi ngao. Cửa Lạch Trường, nơi vào cảng cá Hòa Lộc bị tác động bởi hai cửa sông là cửa Lạch Trường và cửa Lạch Sung. Trong đó đặc biệt là từ cửa Lạch Sung tác động bồi lắng rất nhiều và thường xuyên.

cửa lạch
Việc bồi lắng cửa lạch càng ngày càng nghiêm trọng

Cũng theo ông Long thì mặc dù được đầu tư quy hoạch nhưng độ sâu của cảng không đáp ứng được. Chúng tôi cũng đã nhiều lần để xuất với tỉnh việc nạo vét cảng cá này rồi, mới đây nhất là trong cuộc triển khai phòng chống lụt bão.

“Hiện nay đang có dự án gần 1.000 tỷ đồng do Sở GT-VT làm chủ đầu tư, nạo vét toàn bộ tuyến đường thủy từ phía cầu Tào đến tận cửa Lạch Trường có nghĩa là cảng cá Hòa Lộc sẽ được dự án này nạo vét qua. Cho đến thời điểm này, dự án đã nạo vét gần tới cảng. Theo tôi nghĩ thì nếu dự án có nạo vét qua thì hằng năm vẫn phải xin chủ trương của tỉnh về việc nạo vét chứ việc bồi lắng này sẽ không chấm dứt được” – ông Long nói.

Tuy nhiên, phía đơn vị đang triển khai Dự án nạo vét sông Lạch Trường, đoạn từ cầu Tào đến cửa Lạch Sung cho biết dự án sẽ không nạo vét trong khu vực cảng Hoà Lộc, mà chỉ thực hiện đúng khối lượng công việc và đảm bảo mục đích là khơi thông luồng lạch. Điều này đồng nghĩa với việc mặc dù chờ đến khi hoàn tất dự án nạo vét hiện đang triển khai thì việc tàu thuyền ra vào tại cảng cá Hòa Lộc vẫn gặp ít nhiều khó khăn.

Báo Dân Trí, 12/07/2015
Đăng ngày 13/07/2015
Nguyễn Thùy
Nông thôn

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030

Ngày 19/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1598/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nuôi lồng bè
• 10:50 10/02/2025

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 10:23 06/02/2025

Làng cá bè đa sắc vào Xuân

Rực rỡ màu đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím nối nhau trải dài hơn cây số trên sông Châu Đốc, một nhánh của sông Hậu, thuộc thị trấn Đa Phước (An Phú, An Giang), làng cá bè truyền thống đang rộn ràng vào Xuân với dập dìu du khách bốn phương.

Làng cá
• 10:02 04/02/2025

Bình Định: Sản lượng thủy sản năm 2024 tăng 2,7% (tăng 7.647,7 tấn) so với năm 2023

Trong năm 2024, tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường công tác nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Cá ngừ
• 09:47 20/01/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 10:11 17/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 10:11 17/02/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 10:11 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 10:11 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 10:11 17/02/2025
Some text some message..