Do hình dạng cơ thể, tập tính không hung hăng và màu sắc hấp dẫn, loài cá dĩa Symphysodon spp. đã được coi là "Vua cá cảnh" (Livengood, Ohs, & Chapman, 2009). Mặc dù nguồn gốc từ sông Amazon, việc sinh sản nhận tạo cá dĩa Symphysodon spp. để buôn bán trang trí đã được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm Brazil, Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc và Đức. Loài cá dĩa Symphysodon spp. đã trở thành một nguồn thu nhập quan trọng đối với một số nước châu Á. Mặc dù loài này là trọng tâm của các doanh nghiệp lớn và thương mại quốc tế, các nghiên cứu về các yêu cầu dinh dưỡng của nó, bao gồm tối ưu hóa thành phần thức ăn là rất hiếm (Chong, Hashim, & Ali, 2000, 2003).
Là một loài ăn động vật, cá dĩa Symphysodon spp. việc nuôi thường phụ thuộc vào thức ăn tươi là chủ yếu, chúng được chế biến bằng thịt bò, tim bò và thịt tôm (Chong, Hashim, & Ali, 2002; Song và cộng sự, 2016). Với sự mở rộng nhanh chóng của việc nuôi cá dĩa, nhu cầu lớn của tim và thịt bò đã dẫn đến chi phí cao cho việc nuôi. Vì vậy, việc cần thiết để nghiên cứu là giảm chi phí thức ăn bằng các thành phần có sẵn như là thay thế một phần các nguyên liệu hiện tại. Tuy nhiên, các nghiên cứu về sự phù hợp của việc sử dụng các thành phần thức ăn thay thế thay thế cho tim và thịt bò rất hạn chế.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã chọn trái tim vịt như một thành phần thay thế cho tim thịt bò trong thức ăn cá dĩa. Mục tiêu của nghiên cứu là kiểm tra ảnh hưởng của việc thay thế một phần hoặc toàn bộ lượng tim bò bằng tim vịt lên hiệu suất sinh trưởng, cấu trúc cơ thể và thành phần acid béo (FA) của cá dĩa S. haraldi, một trong những loài cá cảnh phổ biến nhất hiện nay.
Thay thế thịt tim bò bằng thịt tim vịt trong thức ăn cá dĩa
Ảnh: wikimedia
Một thí nghiệm 56 ngày đã được thực hiện để kiểm tra ảnh hưởng của 9 chế độ ăn khác nhau đến tốc độ sinh trưởng và thành phần sinh hóa của cá dĩa Symphysodon haraldi. 9 loại chế độ ăn khác nhau được tạo ra bằng cách sử dụng ba thành phần chính (thịt bò, tim vịt và thịt tôm) với các tỷ lệ khác nhau, tương ứng là 10: 0: 0 (F1), 9: 0: 1 (F2), 8: 0: 2 (F3), 6: 2: 2 (F4), 4: 4: 2 (F5), 2: 6: 2 (F6), 0: 8: 2 (F7), 0: 9: 1 (F8) và 0: 10: 0 (F9). Thí nghiệm được thực hiện trong 6 tuần.
Các kết quả phân tích cho thấy khi tỷ lệ tim thịt bò trong chế độ ăn giảm, tốc độ tăng trưởng cụ thể (SGR), tăng trưởng chiều dài (LGR) và tốc độ tăng trưởng chiều cao thân (HGR) của cá dĩa giảm từ F1 đến F3, sau đó tăng từ F4 đến F6, và sau đó giảm từ F7 đến F9, trong khi tỷ lệ hệ số thức ăn (FCR) cho thấy xu hướng ngược lại.
Không có sự khác biệt đáng kể về SGR, LGR, HGR và FCR giữa các nhóm F1 và F6. Trong khi tỷ lệ sống giảm khi mức độ thịt bò thấp. Việc ăn thức ăn chứa thịt bò hoặc thịt tôm thường dẫn đến giảm hàm lượng protein và hàm lượng tro thô trong máu.
Các axit béo trong cơ thể cá ở các nhóm F3, F8 và F9 cho thấy nồng độ 18: 3n-3 và 20: 5n-3 thấp hơn đáng kể so với các nhóm khác.
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng thịt tôm có thể không nhất thiết phải được bổ sung vào thức ăn tươi cho cá dĩa S. haraldi. Chế độ ăn với lượng 60% tim vịt thay thế tim bò có thể đạt được hiệu quả cao mà không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của cá. Mở ra một biện pháp giúp giảm giá thành sản xuất cá dĩa cũng như tăng lợi nhuận kinh tế cho người nuôi cá dĩa.