Vấn đề nan giải của nghề nuôi tôm gặp phải là sự chậm lại của quá trình lột xác của tôm.
Hormon Ecdysteroid đã được báo cáo là có tác dụng để kích thích việc lột xác của tôm sú. Nghiên cứu này nhằm mục đích sử dụng chiết xuất một hormone Ecdysteroid từ các loài thảo mộc như vạn tuế (Cycas revoluta), rau sam (Portulaca oleracea) và dâu tằm (Morus sp.).
Sau đó đánh giá ảnh hưởng của chúng đối với thời kỳ lột xác, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm sú (Peunaeus monodon).
Việc chiết xuất Ecdysteroid từ lá của ba loài thảo mộc trên được thực hiện bằng phương pháp giã nhuyễn. Sau đó chiết xuất Ecdysteroid bằng thiết bị sử dụng sắc ký (TLC).
Dâu tằm (Morus sp.)
Thí nghiệm
Đánh giá hiệu quả của hormone tạo Phytoecdysteroid trong thời kỳ lột xác, tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm được thực hiện bằng cách tiêm 100 μL phytoecdyasterod (27,5 μg/tôm) ở đốt bụng thứ nhất. So sánh với ecdysteroid thương mại (kiểm soát dương tính) và dung dịch muối vô trùng (kiểm soát âm tính) cũng được tiêm ở liều 8,6 μg/tôm và 0 μg/tôm tương ứng.
Rau sam (Portulaca oleracea)
Kết quả
Kết quả cho thấy tỷ lệ lột xác cao nhất của Phytoecdysteroid thu được ở cây rau sam (Portulaca oleracea), tiếp theo là dâu tằm (Morus sp.) và vân tuế (Cycas revoluta) với hàm lượng ecdysteroid lần lượt là 0,43%, 0,22% và 0,09%.
Triacodoids được phân lập từ 3 cây này có thể rút ngắn thời gian lột vỏ tôm thành 4, 4, 2, và 5 ngày trước đó đối với thảo mộc Portulaca oleracea, Morus sp., Cycas revoluta và kiểm soát dương tính, so với kiểm soát âm tính.
Tỷ lệ sống và tăng trưởng cao nhất đạt được khi điều trị bằng rau sam (Portulaca oleracea), tiếp theo là dâu tằm (Morus sp.) và vạn tuế (Cycas revoluta) với tỷ lệ sống là 86%, 75% và 25%, tăng chiều dài là 4,42%, 2,26% và 2,16%, tăng trọng lần lượt là 15,90%, 10,55% và 8,73%.
Kết luận
Các kết quả phân tích trên của các nhà khoa học cho thấy hai loài thảo mộc rau sam và dâu tằm có tác dụng kích thích tôm lột xác bằng hoạt chất Phytoecdysteroid tự nhiên. Việc kích thích lột vỏ bằng thảo mộc cũng chứng minh rằng nó góp phần rút ngắn thời gian lột vỏ, tăng tỉ lệ sống và tăng trọng cho tôm.
Báo cáo gốc tại Indonesian Aquaculture journal