Thất thu tôm hùm nhí, thợ lặn đành bó gối ngồi nhà

Hơn 1 tháng qua, thay vì ra khơi đánh bắt tôm hùm con (tôm nhí), vốn được xem là “lộc biển” thì ngư dân Quảng Ngãi bó gối ở nhà.

tôm hùm
Tôm nhí - lộc biển của ngư dân ở vùng biển gần. Ảnh: C.X

Thợ lặn bó gối ngồi nhà

Những ngày tháng 2 thường là cao điểm của vụ đánh bắt tôm hùm nhí của ngư dân Quảng Ngãi, nhưng ngư dân Nguyễn Trụ (40 tuổi), ở thôn La Vân,  xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ và 4 đồng nghiệp thợ lặn vẫn ung dung ngồi "tám chuyện" ở quán cà phê. Chỉ tay vào bầu trời xám xịt, với những đợt gió lạnh liên tục thổi về, ngư dân Trụ thở dài: "Thời tiết kiểu này thì có đi cũng chỉ tốn công, chứ nước đục không thể nào lặn bắt được".

Theo lời ngư dân địa phương thì vụ đánh bắt tôm hùm nhí ở vùng biển sát bờ trong tỉnh thường bắt đầu từ tháng 12 âm lịch, kéo dài đến khoảng tháng 4 âm lịch năm sau. Tôm nhí có nhiều loại, nhưng đánh bắt được nhiều nhất là loại sao và xanh. Giá mua tôm xanh dao động từ 60.000 - 90.000 đồng/con, còn loại tôm sao từ 300.000 - 350.000 đồng/con. Trung bình mỗi ngày (hoặc đêm), 1 người đánh bắt được khoảng 10 con, số tiền thu về bèo nhất cũng đạt 700.000 đồng/người/chuyến.

Ngư dân Nguyễn Năm (38 tuổi), thợ lặn cùng nhóm với ông Trụ kể: "Mùa năm ngoái, 5 người trong nhóm sau 2 ngày ra khơi đã thu được trên 60 triệu đồng từ việc đánh bắt tôm hùm nhí. Nhưng năm nay, vùng biển gần bờ liên tục có sóng to, nước đục kéo dài, vì vậy số lần hành nghề bằng hình thức lặn chỉ tính trên đầu ngón tay. Đầu vụ đến giờ, người giỏi lắm cũng chỉ thu được vài triệu đồng, chưa bằng 1/10 năm trước".

Nghề mành kêu trời

Không chỉ thợ lặn, mà nghề đánh bắt bằng lưới mành  cũng bị giảm sản lượng. Bà con cho biết, biển động, nước đục nên lượng tôm bắt chỉ từ 10-30 con/thuyền/chuyến.

Tại xã Tịnh Kỳ, TP.Quảng Ngãi, nơi có người tham gia đánh bắt tôm hùm nhí đông nhất Quảng Ngãi, nhiều ngư dân cũng cho biết hiện số tôm nhí bắt được chỉ bằng khoảng 1/5 - 1/3 năm trước.

Được biết nghề đánh bắt tôm nhí ở Quảng Ngãi có từ 15 năm trước, ban đầu chỉ có vài hộ tham gia với hình thức đánh bắt chính là lặn bắt tay. Nhưng vài năm sau, khi phong trào nuôi tôm hùm phát triển mạnh ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa và lan rộng đến Quảng Ngãi thì nhu cầu về con giống càng lớn, dẫn đến giá tôm nhí từ vài chục ngàn tăng lên hàng trăm ngàn đồng/con. Theo đó việc săn bắt tôm nhí ở Quảng Ngãi phát triển mạnh và lan rộng, với ước tính hiện số lượng tham gia trên 1.000 hộ. Trong đó ở xã Tịnh Kỳ là nhiều nhất, với số lượng trên 300 ngư dân/100 tàu thuyền.

Không chỉ thợ lặn săn tôm hùm nhí gặp khó khăn mà nghề đánh bắt bằng lưới mành cũng bị giảm sản lượng. Do biển động, nước đục nên lượng tôm ngư dân bắt chỉ đạt 10-30 con/thuyền/chuyến.

Dân Việt, 25/02/2016
Đăng ngày 26/02/2016
Công Xuân
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 09:48 18/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 09:48 18/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 09:48 18/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 09:48 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 09:48 18/11/2024
Some text some message..